Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Thống Nhất đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. (Quyết định số 1864/QĐ – UBND ngày 17/6/2016).

thong nat.jpg

1. Phạm vi, ranh giới, thời hạn và quan điểm lập quy hoạch:

a) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:

- Phạm vi ranh giới lập quy hoạch: Toàn bộ ranh giới hành chính huyện Thống Nhất, có diện tích tự nhiện là 2427,25 km2 (24.725ha), với 10 đơn vị hành chính trực thuộc. Có ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc : Giáp huyện Định Quán;

- Phía Nam : Giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ;

- Phía Đông : Giáp thị xã Long Khánh;

- Phia Tây : Giáp huyện Trảng Bom.

b) Giai đoạn lập quy hoạch:

- Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2020.

- Giai đoạn dài hạn : Đến năm 2030.

- Tầm nhìn: Đến năm 2050.

c) Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch:

- Cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội huyện Thống Nhất đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

- Tạo liên kết vùng thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo mô hình tăng cường xanh.

2. Tính chất, chức năng vùng huyện Thống Nhất.

- Là vùng phát đô thị gắn với khu công nghiệp tập trung, phát triển dịch vụ du lịch giải trí, trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản vùng trung tâm của tỉnh; Đầu mối giao thông của vùng tỉnh Đồng Nai liên kết vùng thành phố Hồ Chí Minh; Phát triển giáo dục- đào tạo cấp vùng; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyên canh.

3. Dự báo phát triển dân số:

- Đến năm 2020: Dân số toàn khu vực khoảng 168.000 – 173.000 người.

- Đến năm 2025: Dân số toàn khu vực khoảng 170.000 – 182.000 người

- Đến năm 2030: Dân số toàn khu vực khoảng 175.000 – 190.000 người.

- Đến năm 2030 huyện Thống Nhất có đô thị Dầu Giây là đô thị loại IV.

4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

Xác định một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của đồ án phù hợp với các Quy chuẫn, tiêu chuẩn hiện hành, có cân đối cho phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển của khu vực. Cụ thể:

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2020

Năm 2030

1

Dân số toàn huyện

Ngàn người

168 - 173

175 - 190

2

Đất xây dựng đô thị

ha

850 - 950

1.200 – 1.400

3

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị

m2/người

180 - 190

190 - 200

5. Nội dung nghiên cứu Quy hoạch vùng huyện:

a) Vị thế và mối quan hệ vùng:

- Phân tích vai trò, vị thế, môi quan hệ về kinh tế- xã hội của huyện Thống Nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng thành phố Hồ Chí Minh và Vùng tỉnh Đồng Nai.

b) Đánh giá các điều kiện tự nhiện:

- Tổng quan các đặc điểm tự nhiên củ huyện Thống Nhất, đặc điểm cảnh quan sinh thái củ huyện Thống Nhất và các khu vực phụ cận. Xác định các khu vực có tiền năng về tự nhiên, có thể khai thác tạo động lực phát triển kinh tế, đô thị.

c) Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và tình hình phát triển đô thị:

- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội huyện Thống Nhất, thống kê tỉ lệ dân số, lao động. Mức độ phát triển kinh tế, khả năng tăng trưởng, thu hút nguồn nhân lực, nguồng vốn đầu tư và mối liên hệ kinh tế, văn hóa, xã hội so với các khu vực khác trong tỉnh.

d) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng xây dựng:

- Thống kê sử dụng đất khu vực lập quy hoạch, phân tích đánh giá tỷ lệ các loại đất đai trong đô thị, phân bổ các loại đất nhất là quỹ đất xây dựng đô thị, đất sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và khả năng chuyển đổi khi phát triển đô thị.

e) Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường:

- Cao độ nền và thoát nước mặt: Nêu rõ hiện trạng cao độ nền xây dựng các khu vực, tình hình thoát nước mặt của khu vực nghiên cứu thiết kế; Đánh giá về khả năng thoát nước và tỷ lệ mương, cống hiện có.

- Giao thông: Đánh gía mạng lưới giao thông huyện Thống Nhất và khu vực lân cận gồm: giao thông đối ngoại, giao thông đô thị và hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã.

- Cấp nước: Nêu rõ hiện trạng cấp nước đô thị, nông thôn huyện Thống Nhất về nguồng cấp, công trình đầu mối, mạng lưới đường ống. Đánh giá hiện trạng cấp nước về: nguồn nước, chất lượng nước, tỷ lệ cấp nước sạch, tỷ lệ thất thoát của mạng lưới, khả năng cung cấp nước sạch của nhà máy nước hiện có.

- Cấp điện: Xác định nguồn điện, các công trình đấu mối, công trình cấp điện trên địa bàn huyện.

- Thoát nước thải, thu gom chất thải rắn và ngĩa trang: Nêu rõ tình hình thu gom nước thải, chất thải rắn: hình thức, khối lượng thu gom.

- Môi trường: Nêu thực trạng và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội huyện Thống Nhất và khu vực lân cận.

6. Xác định tiền đề dự báo phát triển:

a) Định hướng phát triển không gian vùng:

- Xây dựng mô hình phát triển xanh, bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị thiên nhiên, hiệu quả trong khai thác các tiềm năng thế mạnh của khu vực để phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức mạng lưới trung tâm vùng, đô thị, nông thôn; Đề xuất khu vực phát triển kinh tế xã hội; Phân vùng quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch vùng lãnh thổ, hoặc phân khu theo các chức năng đặc thù.

b) Định hướng quy hoạch hệ thống trung tâm chuyên ngành:

- Định hướng phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, văn hóa – TDTT trên địa bàn huyện theo tầng bậc. Tổ chức không gian hê thống hạ tầng xã hội gồm mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa cấp vùng, huyện và các xã.

- Đinh hướng phát triển mạng lưới Thương mại dịch vụ. Xác định vị trí và quy mô các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối, trung tâm bán buôn và bán lẻ các sản phẩm tại Trung tâm huyện, các khu đô thị và các xã.

c) Định hướng quy hoạch sử dụng đất:

- Đề xuất quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn đợt đầu và dài hạn để tổ chức phân kỳ đầu tư cho khu vực đô thị - nông thôn và các vùng đặc thù.

- Xác định các chỉ tiêu, quy mô phát triển cơ bản về đất đai, dân số các khu vực phát triển đô thị, nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội, kỹ thuật.

d) Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Lập đánh giá môi trường chiến lược nhằm đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược về bố trí các khu vực chức năng phát huy các mặt tích cực và hạnh chế các tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ được các vùng cảnh quan hiện có. Đề xuất biện pháp quản lý, giám sát môi trường.

e) Định hướng phát triển và bảo vệ môi trường, cảnh quan vùng:

- Định hướng bảo tồn, bảo vệ di tích, di sản bao gồm các khu di tích có ý nghĩa nổi trội, các di tích cấp quốc gia;

7. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch vùng:

Quản lý kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn, làm rõ ranh giới phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn, quy mô diện tích các khu chức năng; quy định về mật độ dân cư; chỉ tiêu sử dụng đất khu vực đô thị, nông thôn; quy định nguyên tắc phát triển, quy định và yêu cầu hê thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường; quy định về quy mô phát triển các trung tâm chuyên ngành, khu vực cần bảo tồn, khu vực phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; Các quy định kiểm soát phát triển và bảo vệ môi trường đô thị.

Tin: Nguyễn Thanh Tùng

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​