Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Triển khai Kế hoạch Công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện Chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng năm 2019

​    ​Theo đó, Nội dung cơ bản của Kế hoạch cụ thể như sau:

Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của luật PCTN, nhất là công tác phòng ngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Trưởng các phòng, chi cục, trung tâm, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo bộ phận tham mưu, các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch công tác PCTN phải bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở Xây dựng, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp và thời gian thực hiện cụ thể.

Hai là, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN

Các phòng, trung tâm, đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN; trong đó, nội dung tuyên truyền tập trung vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Luật PCTN; nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia về PCTN, các văn bản dưới luật về PCTN (chú trọng tuyên truyền, phổ biến về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong PCTN); gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Việc triển khai gắn với việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ba là, thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng

Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Các phòng, trung tâm, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan theo các nội dung công khai, minh bạch được quy định từ Điều 11 đến Điều 33 của Luật Phòng, chống tham nhũng; các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngoài hình thức công khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các phòng, trung tâm, đơn vị phải chọn thêm hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Bộ phận kế toán – Văn phòng Sở tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tham mưu cho Ban Giám đốc Sở sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc kiến nghị tỉnh ban hành các văn bản quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản công theo quy định hiện hành. Tăng cường kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn của các phòng, Chi cục, Trung tâm, đơn vị trong Sở.

Thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC): Về thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp: Lãnh đạo các phòng, trung tâm, đơn vị tiếp tục thực hiện Quy chế văn hoá công sở; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước của cán bộ, công chức, viên chức; Kế hoạch số 9765/KH-UBND ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh về thực hiện quy chế văn hóa công sở, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và từng bước xóa bỏ tình trạng quan liêu trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; Các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc CBCC không được làm, trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ.

Về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức: Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ về “danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức” và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

 Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ: Khẩn trương rà soát, kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy định và thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây nhiều dư luận. Khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng tiêu cực. Hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ. Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.

Thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập:  Trưởng các đơn vị, phòng, trung tâm chỉ đạo triển khai thực hiện việc minh bạch tài sản, thu nhập (TSTN) theo đúng quy định tại Luật PCTN, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư số 08/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ.

Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ:  Trưởng các phòng, chi cục, trung tâm, đơn vị thuộc Sở thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phải chủ động, tự giác công bố, công khai các thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện nghiêm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; thanh toán không dùng tiền mặt; trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.

Thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng:  Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Quy định số 15-QĐ/TU ngày 15/5/2015 của Tỉnh ủy về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

 Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán:

Về cải cách hành chính: Từng phòng, chi cục, trung tâm tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; thực hiện kiểm soát các thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ; Các kế hoạch về CCHC của tỉnh và của Sở; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giải quyết kịp thời các công việc của người dân, của doanh nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị của các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo theo quy định; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trong đó chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hành chính, đạo đức công vụ; thực hiện thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ và giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ.

Về đổi mới công nghệ quản lý: Văn phòng Sở tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

Về thực hiện phương thức thanh toán: tiếp tục thực hiện Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam; Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Công văn số 8709/UBND-KT ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Về khắc phục tình hình tham nhũng vặt: Các đơn vị chức năng đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt” ở cơ quan, đơn vị; chọn một số vụ việc xảy ra trong các khâu, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm để xử lý nghiêm và công khai nhằm tăng cường răn đe, chấn chỉnh, khắc phục tình trạng “tham nhũng vặt”.

Bốn là, công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Công tác tự kiểm tra nội bộ: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

Công tác thanh tra gắn với đấu tranh PCTN: Thanh tra Sở chủ trì phối hợp với các phòng, chi cục, trung tâm tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra cần phải được chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định pháp luật.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng: Các phòng, trung tâm, đơn vị tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 29/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh. Các vụ việc liên quan đến tham nhũng phải tham mưu lãnh đạo Sở giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật (nếu có vi phạm)...

Năm là, phát huy vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí trong việc thực thi Luật PCTN

Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm phối hợp với các đoàn thể cùng cấp, thanh tra nhân dân trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết và phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng như: giáo dục, đào tạo về liêm chính, khuyến khích ban hành và thực hiện các chuẩn mực về liêm chính và tham gia các cam kết, sáng kiến về liên chính và PCTN, ...; tạo điều kiện tốt cho công tác giám sát hoạt động đối với các cơ quan Nhà nước và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; có trách nhiệm làm rõ, trả lời cơ quan báo chí theo quy định pháp luật.

Sáu là, thực hiện Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020 và thực thi Công ước liên hiệp quốc về PCTN với các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra cần phải được chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định pháp luật; Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong các đơn vị có chức năng phát hiện, xử lý tham nhũng. Xử lý kiên quyết, kịp thời đúng pháp luật những hành vi tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng;…

Triển khai và thực hiện các quy định về giải quyết tố cáo, thông tin phản ánh về tham nhũng, đặc biệt là tố cáo, phản ánh trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; các quy định về bảo vệ người tố cáo, bảo vệ người làm chứng trong tố giác và phát hiện tham nhũng;

Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCTN, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho CBCCVC làm công tác thanh tra, kiểm tra./.

Tin: Đào Quốc Tuấn

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​