Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Về việc từ đô thị hóa đến thành phố bền vững

2019-09-12_154436.jpg


I. Tổng quan về quá trình đô thị hóa trên thế giới

1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới hiện nay

- Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các đô thị. Đây là, thế kỷ đô thị đầu tiên, có 50% dân số toàn cầu sẽ sống trong các đô thịVào năm 2050, sẽ có khoảng 70% dân số sống ở thành thị (khoảng 2,5 tỷ người). Các đô thị hiện nay chỉ chiếm 2% diện tích trái đất, tiêu thụ từ 60 – 80% tổng số năng lượng tiêu thụ và thải ra 75% lượng khí CO2 của toàn thế giới. Khoảng 1 tỷ người sống trong các khu ổ chuột với điều kiện sinh hoạt thấp.

        2. Khái niệm đô thị hóa, đô thị bền vững

a) Khái niệm đô thị hóa:

2019-09-12_155040.jpg


Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

b) Khái niệm Đô thị bền vững:

Phát triển thành phố bền vững là sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu tạo ra điều kiện sống của dân cư đô thị khá giả hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh nặng cho các thế hệ tương lai. 

c) Mối quan hệ giữa đô thị hóa và đô thị phát triển bền vững:

Đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững là hai vấn đề của một hiện tượng phát triển xã hội ngày nay.

II. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam

 Giống như các thành phố châu Á, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng theo hướng toàn cầu hóa. Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 38%, tăng 0,9% so với năm 2017. Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt 45- 50% với khoảng 1000 đô thị, dân số đô thị khoảng 52 triệu người.

1. Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đất nước

Công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Hình thành nhiều các khu, cụm công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao gần các đô thị hiện có. Cụ  thể, năm 2000 Việt Nam có 33 khu công nghiệp, năm 2018 có gần 300 khu công nghiệp.

2. Đô thị hóa diễn ra không đồng đều, đa số là đô thị loại vừa và nhỏ

 Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 38% với 819 đô thị (năm 2018). Hệ thống đô thị phân bổ không đồng đều, tỷ lệ đô thị nhỏ chiếm tỷ lệ lớn dẫn tới gây sức ép cho các đô thị lớn (02 đô thị đặc biệt, 23 đô thị loại I, 28 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 80 đô thị loại IV, 625 đô thị loại V).

3. Đô thị hóa thúc đẩy di cư và mật độ dân số cao ở các đô thị lớn

 Các thành phố lớn và cực lớn có sự tập trung đông dân cư. Dân số đô thị ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng dân số đô thị toàn quốc. Sự gia tăng dân số đô thị tăng liên tục do các nguyên nhân sau: Gia tăng tự nhiên ở các đô thị; Di cư từ khu vực nông thôn;

4. Đô thị hóa gắn với mở rộng địa giới hành chính

 Việc mở rộng địa giới hành chính dẫn đến tăng tỷ lệ đô thị hóa. Cụ thể như thành phố Hà Nội, thành phố Biên Hòa.

5. Đô thị hóa nhiều nơi mang tính tự phát, thiếu quy hoạch

- Quá trình đô thị hóa luôn xuất hiện khu vực ven đô thị. Đặc trưng của khu vực này là luôn biến đổi theo quá trình phát triển của các đô thị.

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị tại khu vực này không theo kịp tốc độ đô thị hóa.

III. Những tồn tại của quá trình đô thị hóa Việt Nam.

- Hệ thống đô thị hóa ở Việt Nam đang phát triển nhành về số lượng nhưng chất lượng đô thị còn thấp.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ.

- Trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương và đặc điểm khí hậu vùng miền.

- Bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị còn lộn xộn, thiếu thẩm mỹ.

- Tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, diện tích cây xanh và mặt nước thị thu hẹp.

IV. Tác động của đô thị hóa đến phát triển đô thị bền vững

1. Tác động tích cực.

a). Đô thị hóa với tăng cường kinh tế:

- Qúa trình đô thị hóa thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị.

- Cơ sở hạ tầng hiện đại, có sức hút đầu tư mạnh trong nước và ngoài nước.

- Tăng thu nhập.

- Cuộc sống hiện đại tiện nghị.

b) Đô thị hóa với giải quyết các vấn đề xã hội:

- Tăng tỷ trọng dân cư đô thị, lao động đô thị trong cơ cấu dân cư lao động của các địa phương.

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

- Nâng cao chỉ số phát triển cong người.

- Là nơi vui chơi, giải trí và học tập.

c) Đô thị hóa và vấn đề môi trường:

- Góp phần cải thiện môi trường sống của dân cư đô thị.

- Chất lượng cuộc sống được nâng cao.

2. Những mặt trái của đô thị hóa.

- Ô nhiễm môi trường gia tăng.

- Dân số tăng nhanh.

- Tệ nạn xã hội.

- Tội phạm gia tăng.

- Phân hóa giàu nghèo.

- Qúa trình đô thị hóa làm giảm độ che phủ của rừng.

V. Giải pháp

- Tập trung phát triển kinh tế dịch vụ, các ngành công nghiệp công nghệ cao và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức;

- Rà soát các quy hoạch xây dựng, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Phát triển đô thị theo đúng quy hoạch, quy hoạch đô thị phải gắn kết hài hòa với quy hoạch giao thông, quy hoạch thoát nước.

Tin: Bùi Ngọc Quang

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​