
1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi nghiên cứu thuộc xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa,
có ranh giới giới hạn như sau:
- Phía Bắc: giáp phân khu B5
tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa và xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom
- Phía Nam: giáp phân khu C1, D2 tại xã Tam
Phước, thành phố Biên Hòa.
- Phía Đông: giáp phân khu D2
tại xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa và xã Bình Minh, Giang Điền, huyện Trảng
Bom.
- Phía Tây:
giáp phân khu C2 tại xã An Hòa, phân khu C4 tại xã Long Hưng, thành phố Biên
Hòa.
2. Quy mô, tỷ lệ lập quy hoạch:
a) Quy
mô diện tích: Khoảng 4.269 ha gồm:
-
Phạm vi thuộc phân khu B6 : khoảng 888 ha.
-
Phạm vi thuộc phân khu C3 : khoảng 1.550
ha.
-
Phạm vi thuộc phân khu D1 : khoảng 1.831
ha.
b)
Quy mô dân số: Khoảng 110.000 - 126.000 người.
-
Phân khu B6 :
khoảng 30.000 - 35.000 người.
-
Phân khu C3 : khoảng 45.000 - 49.800 người.
-
Phân khu D1 :
khoảng 35.000 - 42.000 người.
c) Tỷ lệ lập quy hoạch:
1/5.000.
3. Tính
chất, mục tiêu:
- Phạm vi lập quy hoạch thuộc một phần các phân khu
thành phần trong Khu đô thị trung tâm mở rộng phía Đông, Khu đô thị phía Tây
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khu đô thị phía Đông cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu,
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, phát triển về
không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Có vai trò điểm nhấn trong việc xây dựng hình ảnh
hiện đại của đô thị Biên Hòa thông qua các cụm công trình kiến trúc cao tầng và
tập trung các hoạt động thương mại dịch vụ, nhà ở,… đan xen với các khu vực
dịch vụ du lịch, thể dục thể thao, vui chơi giải trí gắn với cảnh quan sông
nước;
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch chi tiết, các
dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị theo quy
hoạch.
4. Nội dung lập quy hoạch:
a) Các yêu cầu về nội dung chính cần phải nghiên cứu:
- Thực hiện theo nội dung
Luật Quy hoạch đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ
về quy hoạch đô thị; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng
quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị
và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định khác có liên quan.
- Thu thập các tài liệu số liệu; Khảo sát đo đạc hiện
trạng; Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân
cư, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, dân số và
lao động tại địa phương,…
- Rà soát đánh
giá quá trình triển khai các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch
chi xây dựng, đã lập dự án đầu tư, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đang
và chuẩn bị đầu tư xây dựng,…
- Xác định danh mục, cập nhật lồng ghép nội dung các đồ án quy hoạch xây dựng và các quy họach
chuyên ngành (quy hoạch tổng thể kinh tế
xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông,…) đã có tại khu vực.
Lưu ý trong trường hợp phát sinh, bất cập cần phải lấy ý kiến cụ thể các Sở
ngành có liên quan để có hướng xử lý điều chỉnh đảm bảo thống nhất giữa các hồ
sơ quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất:
+ Tổ
chức, bố trí các công trình chức năng theo nguyên tắc tổ chức mạng lưới tầng
bậc, theo phân cấp, đảm bảo khả năng tiếp cận của người dân, bán kính phục vị
thuận lợi và tăng cường các tiện ích công cộng.
+ Xác
định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
cho phân khu đô thị: Quy mô dân số; Diện tích đối với các chức năng sử dụng
đất; Chỉ tiêu sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế về mật độ xây dựng, hệ số sử
dụng đất và tầng cao bình quân đối với từng ô phố.
+ Xác
định các nguyên tắc cơ bản phân bố, giải pháp, ranh giới quy hoạch đối với từng
khu chức năng phù hợp quy hoạch chi tiết của các dự án đã được duyệt và điều
kiện tự nhiên, hiện trạng của khu vực trên cơ sở định hướng điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng đô thị Biên Hòa. Xác định các khu vực phát triển đô thị,
khu vực chỉnh trang cải tạo đô thị.
+ Các khu ở cải tạo: Cụ thể hóa các ô chức năng giao
thông nội bộ với cấp đường phân khu vực thông qua xác định lộ giới các hẽm hiện
hữu, các quỹ đất bố trí các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu; Xác định các
định hướng về khoảng lùi, mật độ xây dựng, tầng cao, việc chia tách thửa đất,
xây dựng tạm,… đảm bảo thông tin để thực hiện
việc cấp giấy phép cho người dân tự cải tạo, xây dựng nhà ở và xã hội
hóa kêu gọi đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu
đáp ứng các điều kiện tối thiểu theo quy chuẩn và các yêu cầu quản lý trước mắt
và lâu dài.
+ Xác
định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với từng giai đoạn và đề
xuất các giải pháp thực hiện.
- Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh
quan:
+ Xác
định nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với khu
chức năng, trục đường chính, khu vực không gian mở, khu vực điểm nhấn, bố cục
không gian kiến trúc toàn khu; các khu vực trọng tâm, khu trung tâm, và các
tuyến đường chính phù hợp với chức năng hoạt động của từng khu vực và đảm bảo
sự thống nhất trong không gian tổng thể.
+ Đề
xuất bố cục không gian kiến trúc cảnh quan theo từng khu vực chức năng,
theo các trục không gian; đề xuất tổ chức không gian cho các khu trung tâm, các
trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước và điểm
nhấn... các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực.
- Thiết kế đô thị: Đề
xuất khung thiết kế đô thị tổng thể, xác định các khu vực quan trọng cần phải
khống chế kiểm soát, xác định các không gian chủ đạo, các điểm nhấn đô thị.
- Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng
lưới đường khu vực, nghiên cứu bố trí các công trình
đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phục vụ cho khu vực quy hoạch và cấp đô thị, bao
gồm các nội dung sau: Khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dự án, đồ án quy
hoạch khu vực lân cận; phù hợp với định hướng quy hoạch chung, xác định chương
trình đầu tư ưu tiên, dự án chiến lược, phù hợp với
định hướng điều chỉnh quy hoạch chung. Cụ thể:
+ Giao thông: Xác định mạng lưới
giao thông, mặt cắt ngang đường, chỉ giới đường đỏ và quy định chỉ giới xây
dựng. Lưu ý dành quỹ đất phù hợp để bố
trí các công trình bến bãi đậu xe, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông,
bến bãi.
+ Chuẩn bị kỹ thuật: Lựa chọn và xác định
cao độ xây dựng phù hợp với quy hoạch chung; Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật;
Thiết kế san nền (đường đồng mức thiết kế) và tính toán khối lượng đào đắp.
+ Cấp nước: Xác định nhu cầu dùng nước và
nguồn cấp nước; Vị trí, quy mô, mạng lưới đường ống cấp nước, cấp nước chữa
cháy và các thông số kỹ thuật.
+ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Xác định tổng lượng nước thải và rác thải; mạng lưới thoát nước; Vị trí, quy mô
các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn, nhà tang lễ (nếu có).
+ Cấp điện: Xác định nhu cầu sử dụng và
nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới
đường dây trung thế, các trạm hạ thế và hệ thống chiếu sáng đô thị.
+ Thông tin liên lạc: Xác định nhu cầu và
mạng lưới.
- Đánh giá tác động môi trường chiến
lược: Đánh giá hiện trạng môi trường về
điều kiện địa hình; điều kiện tự nhiên; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn...;
các vấn đề xã hội, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên; phân tích, dự báo những tác
động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu
chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian và hạ tầng
kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch; đề ra các giải pháp giảm thiểu, khắc
phục tác động đối với dân cư, cảnh quan thiên nhiên; không khí, tiếng ồn khi
triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.
b) Yêu cầu về nội dung dự thảo quy định
quản lý theo đồ án quy hoạch:
- Quy định chung: Xác
định đối tượng áp dụng, phân công quản lý thực hiện; Ranh giới, diện tích, tính
chất, dân số khu vực lập quy hoạch; Quy định chung về hạ tầng xã hội; Các quy
định chủ yếu về kết nối giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực với hệ
thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
- Quy định cụ thể: Ranh giới, quy mô diện tích, quy định
về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc kiểm soát
phát triển, quản lý về không gian, kiến trúc; yêu cầu hạ tầng kỹ thuật đối với
từng ô phố (đến đường cấp khu vực), từng khu chức năng; quy định chỉ giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng và các yêu cầu về kỹ thuật đối với từng
tuyến đường; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật và
công trình ngầm (nếu có); Quy định về nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc,
cảnh quan đối với trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, công viên cây
xanh.
5. Các điểm lưu ý khi triển khai đồ án
quy hoạch phân khu:
- Đối với khu đất có chức năng hỗn hợp, cần xác định
tỷ lệ các chức năng sử dụng đất phù hợp trong giai đoạn lập đồ án.
- Đối với các khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị: cải tạo
mở rộng các tuyến đường hiện hữu cho phù hợp mạng lưới giao thông theo quy
hoạch chung và tỷ lệ giao thông theo quy chuẩn xây dựng, song song với việc
nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Về kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị khu vực:
lưu ý kiến trúc cảnh quan dọc trục đường chính khu vực.
- Về đất công trình giáo dục: đề nghị bố trí quỹ đất
giáo dục theo quy hoạch, hiện trạng mạng lưới giáo dục và phân bổ đảm bảo chỉ
tiêu, bán kính phục vụ tối thiểu cho đơn vị ở theo quy chuẩn xây dựng.
- Đảm bảo nối kết hạ tầng kỹ thuật với các đồ án quy
hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và 1/2000 đã phê duyệt và đang thực hiện
triển khai.
Tin: Mai Thành Nhân