Quang cảnh hội nghị
Phó Giám đốc Nguyễn Minh Hoàng phát biểu chỉ đạo
hội nghị
Tại hội nghị, sau khi Văn phòng Sở Xây dựng đã
triển khai một số nội dung trọng tâm trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ban
Giám đốc yêu cầu các công chức, viên chức và người lao động thảo luận về nội
dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), với các nội dung chính, gồm:
Một là,
Tập trung có ý kiến đối với những nội dung chưa thống nhất, nội dung mâu thuẫn
giữa dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) với pháp luật ngành Xây dựng (nếu có), đảm
bảo sau khi Luật đất đai (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các Luật có liên
quan.
Hai là,
cho ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của Dự thảo Luật theo yêu cầu tại Nghị
quyết số 170/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ
chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bao gồm: quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu,
thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử
dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng
đất;
Đóng góp ý kiến về dự thảo Luất Đất đai (sửa đổi),
các đại biểu đã cơ bản nhất trí về nội dung dự thảo Luật Đất đai, đồng thời
tham gia ý kiến về các vấn đề như: quyền sở hữu đất đai; áp dụng bảng giá
đất... cụ thể:
-
Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất:
Tại điều 62 có quy định: “Kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện được lập hàng năm”.
Đề nghị sửa thành: “ “Kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện được lập cho 3 năm, cập nhật hàng năm”
Lý do: Hiện nay Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện việc do UBND huyện
lập, trình Sở TNMT thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt trước thời điểm 31/12 hàng
năm rất vất vả. Trong khi, thời gian 1 năm thường ít có biến động nhiếu. Như
vậy việc tăng thời gian kỳ quy hoạch lên 3 năm làm giảm khối lượng thủ tục hành
chính tại cấp huyện và các sở ngành góp ý, nhất là Sở TNMT sẽ thẩm định không
hết được cho tất cả các huyện.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Tại điều 74 có quy định: Diện tích đất ghi trong kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện mà sau 03 năm chưa thực hiện sẽ phải điều chỉnh
hoặc hủy bỏ.
Đề nghị sửa thành: “ Sau 5 năm”.
Lý do: Hiện nay các
quy trình thủ tục về đất đai rất phức tạp, nhất là các Dự án thuộc diện nhà
nước không thu hồi đất mà phải thỏa thuận với các hộ dân, thực tế có khi kéo
dài đến trên 5 năm. Do đó trong thời gian 3 năm thì gần như các doanh nghiệp
chưa thỏa thuận giải phóng mặt bằng được bao nhiêu, chưa kể thời gian làm thủ
tục thuê đất. Khi đó mà hủy bỏ dự án thì gây thiệt hại rất nhiều cho các chủ dự
án, nhất là các dự án khai thác khoáng sản làm VLXD thì khi hủy chỗ này thì Nhà
nước lại phải tìm nguồn quy hoạch thay thế vì tài nguyên không phải chỗ nào
cũng có, đảm bảo chất lượng làm VLXD cho các công trình trọng điểm.
-
Chế độ sử
dụng đất đối với hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản
Tại điều 196 có quy định: “Đất sử dụng cho hoạt
động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu
vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong
hoạt động khoáng sản”
Trong đó:
-
Khu vực khai
thác khoáng sản chỉ có 1 hình thức được Nhà nước cho thuê đất
-
Đất sử dụng
cho các công trình phụ trợ khai thác khoáng sản để làm mặt bằng chế biến khoáng
sản, sử dụng làm bãi thải, kho chứa không gắn với khu vực khai thác thì có chế
độ có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp quy định tại Điều 197.
Tuy nhiên, Luật chưa quy định đất làm “ hành
lang an toàn trong hoạt động khoáng sản” có chế độ sử dụng như thế nào,
có phải thuê đất của Nhà nước không?
-
Về nguyên
tắc áp dụng và thống nhất quy định giữa các luật chuyên ngành: đề nghị Ban soạn thảo dự án luật xem xét xử lý
mâu thuẫn quy định giữa Luật Đất đai với các Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật
Xây dựng, Luật Nhà ở.., được biết hiện nay Luật Quy hoạch cũng dự thảo sửa đổi,
nên cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa dự thảo Luật Đất đai và các luật khác.
-
Đề nghị bỏ
quy định “Hộ gia đình” và không quy định “trực tiếp sản xuất nông nghiệp” trong Luật Đất đai (sửa đổi). Lý do: theo quy định
tại điểm h khoản 1 Điều 80 “Đất nông nghiệp không được sử dụng trong thời hạn
36 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử
dụng” thì nhà nước sẽ thu hồi.
-
Tại Điều
107(107). Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ
ở: Khoản 5 “Giá đất cụ thể tính
thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà tái định cư do úy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định” quy định này không phù hợp với quy
định tại khoản 2 Điều 155
“úy ban nhân dân tỉnh quyết định giá
đất cụ thể”.
-
Bổ sung đầy đủ
các định nghĩa, tránh trường hợp cùng một vấn đề nhưng được định nghĩa tại các
quy định pháp luật khác nhau lại khác nhau như: góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,...
-
Điều 10. Về
phân loại đất: Đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa theo hướng chỉ ghi loại đất sử dụng
chính như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở, ...
không ghi chi tiết như hiện nay vì càng ghi chi tiết thì vừa thiếu, vừa trùng,
không hợp lý (đất nông nghiệp thì người người sử dụng đất muốn trồng cây gì để
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho gia đình, xã hội chứ không nhất thiết là
phải xin điều chỉnh,...).
-
Đề nghị bổ
sung hoặc quy định rõ các loại đất nông nghiệp được phép xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
-
Tại Điều
62- Chương V về Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Thời kỳ quy hoạch, quy hoạch sử dụng
đất được lập cho việc sử dụng trong 10 năm, còn quy hoạch xây dựng được lập cho
thời kỳ sử dụng từ 10 đến 15 năm, hoặc 20 đến 25 năm vào thời điểm lập quy
hoạch cũng khác nhau dẫn đến chưa đồng bộ chưa thống nhất với thời kỳ quy
hoạch. Do đó nội dung vẫn còn có những sự khác nhau và bất cấp giữa quy hoạch
xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.
-
Quy định về
hạn mức đối với đất nông nghiệp, đất ở đô thị, nông thôn; pháp luật về xây dựng
chỉ tiêu sử dụng đất, xây dựng nhà ở, đất sản xuất, hạ tầng dân dụng, hạ tầng
xã hội được quy định cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nội
dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới phải đảm
bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dẫn đến tình trạng khoanh vùng
quy hoạch đất ở khá lớn so với chỉ tiêu đất ở dự kiến. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân để xảy ra tình trạng phân lô trên đất nông nghiệp được khoanh
vùng quy hoạch đất ở và rất khó kiểm soát.
-
Tại Điều
62(71): Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia: đề nghị quy định thống nhất các loại đất theo Luật Đất
đai và Luật Xây dựng, để hiểu thống nhất áp dụng đồng bộ.
Quy hoạch sử dụng đất và Kế hoạch sử
dụng đất là hai thủ tục khác nhau, nên phải tách riêng chứ không quy định chung
chung như dự thảo, khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Việc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối
với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm triển khai Nghị quyết số
671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức
lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Nghị quyết số
170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính
phủ về việc Ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật Đất
đai (sửa đổi). Đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm huy động trí tuệ,
tâm huyết của cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Sở tham gia, đóng
góp ý kiến, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm chất
lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì
lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và người dân; đồng thời, tạo không gian,
nguồn lực cho sự phát triển của đất nước cũng như của Ngành Xây dựng.