Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Giải pháp sử dụng vật chất nạo vét từ các cửa sông, cảng biển làm vật liệu san lấp công trình

Ngày 24/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị Hoàng Long – 02 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM, Hội Cầu Đường Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng vật liệu & kỹ thuật xây dựng, thiết kế bền vững trong lĩnh vực thủy lợi, GTVT, xây dựng dân dụng ở miền Nam. Tại hội thảo, Bà Nguyễn Thị Hoàn – Trung tâm Nghiên cứu chiến lược phát triển vật liệu xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng đã trình bày nội dung “Giải
pháp thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của viện vật liệu xây dựng: sử dụng vật chất nạo vét từ các cửa sông cảng biển làm vật liệu san lấp công trình” 
Phần lớn bùn thải được xử lý theo phương pháp nhận chìm ngoài khơi hoặc đổ thải. Các nước phát triển không coi vật liệu nạo vét là chất thải mà vật liệu nạo vét được coi là một nguồn tài nguyên phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đấy chú trọng tái sử dụng làm Vật liệu san lấp. Tại một số quốc gia trên thế giới, tình hình tái sử dụng bùn thải rất phổ biến như: Mỹ từ 20% - 30%, Hà Lan 23%, Tây Ban Nha 76%, Ireland 20% và tái sử dụng lớn nhất là tại Nhật bản khoảng 90% (Mỗi năm khoảng 190 triệu tấn được tái sử dụng). Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tận dụng tối đa nguồn vật chất nạo vét làm nguyên liệu sản xuất VLXD nói chung và VLSL đã được các quốc gia và nhà khoa học tâm trong đó vấn đề quan trọng để tài sử dụng các loại Vật chất nạo vét là: Hóa rắn bùn thải hoặc sử dụng các giải pháp nhằm gia tải và tách nước đối với bùn thải nạo vét để đạt cường độ cần thiết.
Mục đích tái sử dụng của bùn thải: Sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và làm vườn, cải tạo đất và nuôi dưỡng bãi biển, san lấp cho các công trình công nghiệp, xây dựng các bãi bồi phục vụ công trình công nghiệp ven biển …
nao vet.png

Hệ thống pháp luật trong nước
​​
Chính phủ hiện nay đang rất quan tâm đến tác động của bùn thải đến môi trường và các biện pháp xử lý bùn thải. Điều đó được thể hiện ở các văn bản pháp lý về quản lý bùn thải, chất thải1. Tuy nhiên, Theo Luật địa chất khoáng sản 2024 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2024: Bùn thải không được xem là khoáng sản trong 04 nhóm khoáng sản.
Tại Điều 53 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định cụ thể về quản lý và phân cấp quản lý bùn nạo vét2. Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg đã đề ra các nhóm nội dung, giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, tái chế, tái sử dụng; giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy; mục tiêu cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái trong các đô thị, khu dân cư.
Điều 25 Nghị định 80/2014/NĐCP đã quy định rõ về quản lý bùn thải, trong đó bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
Tại Việt Nam chưa có chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn xử lý và sử dụng vật chất nạo vét từ cửa sông, cảng biển làm vật liệu san lấp cũng như vật liệu xây dựng. Những năm gần đây, Bộ Xây dựng đã giao cho Viện Vật liệu xây dựng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ xử lý và sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, vật chất nạo vét làm vật liệu xây dựng và xây dựng các tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật để các doanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý và đưa phế thải vào làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng. Điển hình như: - Năm 2018, Bộ xây dựng và Bộ Khoa học công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 12249:2018 tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp - yêu cầu chung. - Nghiên cứu công nghệ xử lý photphogypsum làm vật liệu san lấp và làm móng đường giao thông – 2020; 2021 – VIBM - BXD (ThS. Trịnh Thị Châm và các cộng tác viên) - Nghiên cứu sử dụng phế thải công nghiệp chế tạo vật liệu gia cố nền đất theo công nghệ CDM cho khu vực ven biển ở miền Bắc – VIBM - BXD (ThS. Tạ Văn Luân và các cộng tác viên). - Nghiên cứu sử dụng tro bay nhiệt điện chế tạo vật liệu và giải pháp thi công lớp phủ chống phát tán ô nhiễm và cứng hóa cho các bãi chứa chất thải rắn công nghiệp – VIBM - BXD (TS. Lê Văn Quang và các cộng tác viên)
1 Cụ thể như: QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước; Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải rắn và phế liệu.
Các văn bản pháp lý nếu trên đã đưa ra các quy định, đồng thời hướng dẫn việc quản lý, xử lý chất thải, trong đó có bùn thải nạo vét. 2 Quy định cụ thể về quản lý và phân cấp quản lý bùn nạo vét: - Bùn nạo vét (từ biển, sông, hồ, kênh, mương, hệ thống thoát nước và các vùng nước khác) phải được thu gom, vận chuyển, đổ thải, tái sử dụng, tái chế và xử lý theo quy định của pháp luật. - Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc quản lý bùn thải từ bể tự hoại, bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị. - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và các công trình thủy lợi. - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý bùn nạo vét từ biển, sông, hồ và các vùng nước khác. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định địa điểm đổ thải, xử lý bùn nạo vét.

- Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn nạo vét sông, hồ làm vật liệu xây dựng – 2020; 2022 – VIBM - BXD (ThS Đỗ Tiến Trung và các cộng tác viên).
Giải pháp kỹ thuật
- Quy trình thi công: Các giải pháp xử lý và quy trình công nghệ thi công phải được nghiên cứu, xây dựng căn cứ vào tình hình thực tế cho từng địa phương, đảm bảo các tính hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật. Các phương pháp công gồm: 
∙ Phương pháp nạo vét cơ học: máy nạo vét xúc lật, máy nạo vét gầu thang và gầu ngoạm 
∙ Máy nạo vét thủy lực: máy nạo vét phễu hút kéo 
∙ Máy nạo vét thủy lực/cơ học: máy nạo vét hút cắt
 ∙ Máy nạo vét thủy động: máy nạo vét phun nước
nao cvet.jpg
- Quy trình xử lý: Lấy mẫu đánh giá àTiến hành phân tíchà Tùy vào Tính chất cơ lý, thành phần cấu tạo tính chất an toàn môi trườngàXây dựng phương án xử lý/ gia cố để phù hợp làm vật liệu san lấp - Phương pháp xử lý, gồm 02 phương pháp chính: Phương pháp cơ học (Tách nước, tẩy, rửa bùn…) và Phối trộn, gia cố (Sử dụng phụ gia, xi măng, xỉ lò cao, tro xỉ nhiệt điện…)
náo vet 2.jpg
Tồn tại hạn chế
+ Nhiều khu vực bãi chứa chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch không phù hợp. + Thiếu các cơ chế ưu đãi để thúc đẩy việc xử lý và tái sử dụng các vật chất nạo vét; +Thiếu hướng dẫn, công cụ giám sát hoặc phương pháp phân loại BTNV tại nguồn; + Thiếu công nghệ thích hợp để xử lý BTNV và sự tham gia của các đơn vị liên quan (nhà nước, tư nhân); + Thiếu các đơn vị xử lý, tái chế có công nghệ tái chế BTNV phù hợp; + Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với loại vật liệu này và ứng dụng của chúng; + Thiếu định mức giá đối với vật liệu tái xử lý từ BTNV;
Kết luận
Việc nghiên cứu xử lý, đánh giá khả năng sử dụng nguồn vật chất nạo vét cửa sông, cảng biển làm vật liệu xây dựng đã được thực hiện từ lâu và rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới. Có nhiều lợi ích như: - Về mặt xã hội: giảm nhu cầu nhận chìm, đổ thải tại địa bàn các tỉnh khi thực hiện các dự án nạo vét tuyến luồng; giảm chiếm dụng đất để làm bãi thải; tạo ra sản phẩm có ích cho xã hội từ nguồn chất thải. - Về mặt kinh tế: giảm chi phí vận chuyển để nơi chôn lấp, nhận chìm. Nâng cao giá trị hàng hóa, giảm chi phí giám sát chất thải. - Về mặt môi trường: sử dụng lượng lớn vật chất nạo vét để san lấp sẽ giảm lượng tiêu thụ các loại vật liệu truyền thống như đất, cát san lấp. Tái sử dụng được các chất thải, giảm các rủi ro sự cố gây ô nhiễm môi trường, tích kiệm tài nguyên không tái tạo
Kiến nghị
1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các bãi chứa riêng cho BTNV theo hướng tích hợp, trung tâm xử lý và sản xuất VLXD tái chế; 2. Để quản lý BTNV bền vững, Chính phủ cần ban hành các chính sách khuyến khích và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện mô hình KTTH của các bên liên quan như chủ đầu tư dự án, nhà thầu/ đơn vị thu gom, vận chuyển và các công

ty xử lý bùn thải…; 3. Chính sách thuế: Để giảm thiểu việc xử lý BTNV tại các bãi chôn lấp, cần tăng cường sử dụng BTNV thay thế vật liệu tự nhiên, xây dựng và áp dụng chính sách thuế, phí bãi chôn lấp và thuế tài nguyên; có chính sách ưu đãi cho các công trình, dự án sử dụng các loại bùn thải sau khi xử lý; 4. Kỹ thuật và công nghệ: Ban hành đầy đủ hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn phân loại tại nguồn; tiêu chuẩn đối với vật liệu và sản phẩm vật liệu tái chế mới; định mức chi phí xử lý tái chế và định mức sử dụng vật liệu tái chế; phát triển các công nghệ xây dựng tiên tiến nhằm tăng tỷ lệ tái sử dụng, tái chế BTNV. ​


Minh Nguyệt

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​