Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Rà soát các lĩnh vực ngành xây dựng trong quy hoạch tỉnh đảm bảo đồng bộ với quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Ngày 29-5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội thảo chuyên đề rà soát đồng bộ quy hoạch tỉnh Đồng Nai với Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng tham dự và chủ trì hội thảo có Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Văn Quang và Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng.

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 4/5/2024. Trong quy hoạch này, Đồng Nai được xác định là đầu mối giao thông liên kết vùng và có nhiều lợi thế phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030 đang tiếp tục được hoàn thiện để trình Thủ tướng xem xét phê duyệt. Do đó, việc rà soát, đồng bộ hóa quy hoạch của tỉnh với quy hoạch vùng là tiền đề, cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt.

anh p1-30-5-2024.jpg

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, trên cơ sở xác định rõ tiềm năng, lợi thế, tính đặc thù của địa bàn có sân bay cảng biển, các sở, ngành và các địa phương phải rà soát xem còn nội dung nào trong quy hoạch tỉnh còn vênh so với quy hoạch vùng liên quan đến phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đô thị, việc định hướng quy hoạch vùng, các động lực phát triển, các hành lang kinh tế, các khâu đột phá… để bổ sung, điều chỉnh, cập nhật vào quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ được thực hiện, thẩm định, phê duyệt trên 03 yếu tố chính (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh 03 từ): “Đột phá - Tiên phong - Liên kết". Quy hoạch tỉnh Đồng Nai cần cụ thể 03 yếu tố này trong hồ sơ quy hoạch. Từ 03 yếu tố này, có 02 vấn đề mà Đồng Nai cần quan tâm đó là “Lợi thế so sánh - Liên kết vùng".

Cần xác định lợi thế so sánh của Đồng Nai:

So với thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có quỹ đất lớn, có dư địa phát triển nhiều (quỹ đất Nhơn Trạch, quỹ đất cao su tại Long Thành, các khu vực chuyển đổi công năng đô thị Biên Hòa,…). Ngoài ra, về chất lượng đất đai, nền đất, địa chất tốt, rất phù hợp để phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

So với Bình Dương, chúng ta có lợi thế về vị trí chiến lược, có 02 sân bay, tiếp giáp sông Đồng Nai - sông Sài Gòn với thành phố Hồ Chí Minh (Bình Dương cũng có tiếp giáp sông Sài Gòn nhưng sông Đồng Nai chảy ra Cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải, Bà Rịa - Vũng Tàu). Đồng Nai thuận lợi kết nối cảng hàng không - cảng biển nước sâu hơn so với Bình Dương.

Việc xác định lợi thế so sánh sẽ góp phần đặt ra các quan điểm đột phá, tiên phong trong đợt quy hoạch kỳ này của tỉnh Đồng Nai.

Liên kết vùng: Cần tăng cường liên kết Đồng Nai với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là qua các hành lang kinh tế được xác định trong hồ sơ quy hoạch vùng Đông Nam Bộ (06 hành lang):Các hành lang kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đi qua Đồng Nai gồm: (01) Hành lang kinh tế Bắc - Nam, (02) Hành lang kinh tế Mộc Bài - thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, (03) Vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistic dọc Vành đai III và Vành đai IV.

Các hành lang kinh tế không đi qua Đồng Nai thì phải có giải pháp liên kết, mở các tuyến đường giao thông kết nối Đồng Nai với các tỉnh có các hành lang kinh tế đi qua. Ví dụ: kết nối phía Bắc Đồng Nai (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu) với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước để liên kết với hành lang kinh tế Tây Nguyên - Đông Nam Bộ; kết nối phía Tây, Tây Bắc Đồng Nai (Biên Hòa, Vĩnh Cửu) với Bình Dương để liên kết với hành lang kinh tế Quốc lộ 13 và hành lang kinh tế Tây Ninh - Bình Dương

Bổ sung vai trò của các hành lang kinh tế trong quy hoạch tỉnh hiện nay, gắn với mối liên hệ, vai trò của các hành lang kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Ví dụ: Hành lang kinh tế Biên Hòa - Vũng Tàu trong quy hoạch vùng tỉnh chính là một phần hành lang kinh tế Mộc Bài - thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu đóng vai trò trục vận tải hàng hóa quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ, trục liên kết các đầu mối hạ tầng quốc gia trọng yếu (cửa khẩu Mộc Bài, sân bay Biên Hòa, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải),…

Việc tăng cường liên kết, kết nối, cải thiện chất lượng hạ tầng giao thông để thu hút người dân đến Đồng Nai sinh sống và làm việc, giữ người dân lại để phát triển chứ không phải người dân đến Đồng Nai “sáng đi chiều về". Do đó, cũng cần có những giải pháp chuẩn bị về quy hoạch, đầu tư, nguồn lực thực hiện các dự án hạ tầng công cộng, dịch vụ, phúc lợi xã hội,…

Về đô thị cần tập trung phát triển các đô thị theo mô hình TOD, đô thị tri thức.

Dự thảo Quyết định nêu trọng tâm phát triển dịch vụ của Đồng Nai là du lịch và logistic. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngành Xây dựng khi lập quy hoạch các đô thị trong thời gian qua, nên điều chỉnh lại trọng tâm phát triển dịch vụ của Đồng Nai là kinh tế hàng không, thương mại dịch vụ, dịch vụ chất lượng cao, logistic,… rồi mới đến du lịch và các chức năng khác.

Về các chỉ tiêu:

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đặt chỉ tiêu “Tỷ lệ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của dân cư thành thị là 100%".  Quy hoạch tỉnh Đồng Nai đặt ra tỷ lệ này đặt ra như sau “Tỷ lệ dân số tại đô thị sử dụng nước sạch đạt chuẩn là 95%", như vậy quy hoạch tỉnh đặt chỉ tiêu này thấp hơn 5%

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đặt chỉ tiêu “Trên 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% đối với các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định". Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện chỉ có thành phố Biên Hòa có Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, và đã đi vào hoạt động từ năm 2018 nhưng công suất chỉ 3.000 m³/ngày. đêm. Yêu cầu các chỉ tiêu phát triển đô thị, bảo vệ môi trường hiện nay việc đầu tư mạng lưới thu gom và hệ thống xử lý nước thải tại các đô thị đang rất bức thiết, đặc biệt tại các đô thị lớn như Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành. Tuy nhiên, các dự án xử lý nước thải tại các đô thị có nguồn vốn đầu tư rất lớn (bình quân khoảng 100 triệu USD 01 dự án) khó có thể cân đối được từ nguồn vốn ngân sách địa phương, trong khi các loại dự án này không thu hút nên rất khó kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác. Việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện chỉ mang tính chất manh mún, không đáp ứng được nhu cầu thực tế cần xử lý. Đến nay, đã có 05 dự án được ưu tiên thực hiện trước theo giai đoạn, nhưng nguồn vốn rất lớn nên các dự án này cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Đến năm 2030, theo quy hoạch tỉnh thì sẽ có 03 đô thị từ loại II trở lên (Biên Hòa, Long Khánh và Nhơn Trạch) và có 16 đô thị dưới loại II. Việc xử lý nước thải tại các khu cụm công nghiệp hầu như đạt 100%, tuy nhiên đáng quan ngại là việc xử lý nước thải sinh hoạt ngoài phạm vi khu cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dự án theo quy hoạch hầu như tỷ lệ này rất thấp.

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ định hướng phát triển công nghiệp có nội dung “dịch chuyển dần các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, tài nguyên tới các khu vực phát triển mới tại tiểu vùng phía Bắc và tiểu vùng ven biển". Quy hoạch tỉnh Đồng Nai cần lưu ý nội dung này để có tính toán, ví dụ hiện nay phía Nam Nhơn Trạch (tiểu vùng ven biển), Sở Xây dựng đang trình duyệt hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị mới Nhơn Trạch bổ sung KCN Phước An. Đối với Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu (tiểu vùng phía Bắc) cần rà soát có bị điều tiết bởi định hướng nêu trên hay không, có cần thiết bổ sung thêm khu công nghiệp tại những địa bàn nàyQuy hoạch vùng Đông Nam Bộ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp có nội dung “phát triển nông - lâm kết hợp, kinh tế dưới tán rừng" . Quy hoạch tỉnh Đồng Nai cần bổ sung nội dung này, đưa vào quy hoạch khai thác “tín chỉ carbon".

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ xác định 03 tiểu vùng gồm: (1) Tiểu vùng trung tâm, gồm thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương và Tây Nam tỉnh Đồng Nai đóng vai trò là vùng động lực quốc gia, (2) Tiểu vùng ven biển, gồm khu vực Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, (3) Tiểu vùng phía Bắc, gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực phía Bắc của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Tiểu vùng phía Bắc, gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và khu vực phía Bắc của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai đang phân chia 03 tiểu vùng gồm: (1) Tiểu vùng phía Tây là vùng động lực đô thị - dịch vụ - công nghiệp (bao gồm thành phố Biên Hòa, các đô thị Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, và 08 xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tâm, Tân An, Vĩnh Tân, Trị An và thị trấn Vĩnh An của huyện Vĩnh Cửu), (2) Tiểu vùng phía Đông là vùng động lực công - nông nghiệp – dịch vụ (gồm thành phố Long Khánh, các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất, và 05 xã Suối Nho, Phú Túc, Túc Trưng, Phú Cường, La Ngà của huyện Định Quán), (3) Tiểu vùng phía Bắc là vùng động lực nông nghiệp – du lịch – sinh thái (bao gồm phần còn lại của huyện Vĩnh Cửu, huyện Định Quán và toàn huyện Tân Phú).

Như vậy, Quy hoạch tỉnh cần xác định:

- Những khu vực nào thuộc Tiểu vùng trung tâm và Tiểu vùng phía Bắc trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

- Xác định lại vai trò, tính chất, chức năng của những khu vực này cho phù hợp với 02 tiêu vùng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

- Xác định những lợi thế so sánh của khu vực này (một phần tiểu vùng phía Tây gồm: Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch) so với thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam Bình Dương.

- Khu vực phía Bắc của các tỉnh Đồng Nai trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ xác định “Mở rộng và hình thành các khu công nghiệp mới tại các địa bàn có dư địa phát triển nhằm giảm áp lực cho tiểu vùng trung tâm", do đó cần nghiên cứu, cân nhắc việc hình thành các khu công nghiệp tại khu vực này.

Một số nội dung trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ nhưng quy hoạch tỉnh chưa thể hiện như:  Xây dựng hành lang đa dạng sinh học Cát Tiên (Đồng Nai) - Cát Lộc (Lâm Đồng);  Nghiên cứu thành lập mới 04 vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia tại khu vực Bắc Đồng Nai (Đồng Nai), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Thác Mơ và hồ Phước Hòa (Bình Phước).


Tác giả: Vĩnh An

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​