Ngày 18-9, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm việc với Sở Xây dựng liên quan đến các nội dung thuộc ngành xây dựng, trong đó có chỉnh trang đô thị.
Mô hình “Tuyến phố kiểu mẫu" hoàn toàn không mới, thí điểm mô hình này đã được nhiều tỉnh thành triển khai từ lâu
Sau Chỉ thị 23, Biên Hòa cũng có kế hoạch thí điểm 03 tuyến đường kiểu mẫu gồm: đường 30-4, đường Hưng Đạo Vương, đường Võ Thị Sáu và các khu phố kiểu mẫu, với các tiêu chí xanh - sạch - đẹp - văn minh. Tuy nhiên việc thí điểm hiện chủ yếu tập trung vào các nội dung phi công trình gồm: (1) tập trung vào việc chăm sóc cây xanh, cây cảnh trên công trình nhà; (2) chỉnh trang mặt tiền, biển hiệu; (3) duy trì treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ Tết; (4) không có tình trạng tập kết rác tại gốc cây, trước cửa nhà, đầu hẻm, cột điện, cống thoát nước... sau thời gian thu gom rác, (5) không đặt để, phơi quần áo, đồ dùng cá nhân trên đường phố, trước mặt tiền nhà; (6) không lắp đặt vật dụng che chắn gây mất mỹ quan. Tuy nhiên, kế quả đến nay ngoài việc có báo cáo kế hoạch triển khai thì 03 tuyến đường trên đến nay vẫn chưa có chuyển biến tích cực, mặt khác nếu chỉ tập trung làm tốt 06 vấn đề trên thì mới chỉ dừng lại kết quả là có tuyến phố “Sạch" mà thôi.
Cần thiết phải chọn lựa 01 tuyến phố có đủ các điều kiện có thể thí điểm khả thi để tập trung chỉnh trang, tái thiết xây dựng và hình thành Tuyến phố chuyên đề kiểu mẫu đô thị đúng nghĩa “ Sáng -xanh - sạch - đẹp - văn minh"
Khu vực đề xuất: Tuyến đường 30/4 (đoạn từ UBND tỉnh đến bồn nước, dài khoảng 1,4 km) và đường Trịnh Hoài Đức (bên hông công viên Biên Hùng, dài khoảng 600 m).
Trục 30/4 là trục trung tâm, đã hoàn chỉnh vỉa hè lát đá, đã hạ ngầm hệ thống HTKT, lòng đường rộng, vỉa hè rộng rất thuận lợi cho việc chỉnh trang. Đoạn từ bùng binh Biên Hùng đến quảng trường Sông Phố đa phần là các trụ sở cơ quan, ngân hàng, trường học, tỷ lệ cửa hàng buôn bán không nhiều, mật độ giao thông không cao khá phù hợp cho hoạt động đi bộ, sinh hoạt văn hóa kết hợp với việc chỉnh tranh Quảng trường Sông Phố. Đoạn từ bùng binh Biên Hùng đến bồn nước đi qua công viên Biên Hùng là nơi thường diễn ra các hoạt động vui chơi, lễ hội của Biên Hòa, các khu vực buôn bán đa phần của tư nhân.
Đường Trịnh Hòai Đức là tuyến được dọc theo công viên Biên Hùng, tiếp giáp mộ Trịnh Hòa Đức, là tuyến đường có nhiều cây xanh, khu vực buôn bán tư nhân chiếm phần nhỏ, hiện tại vào buổi tối có tổ chức hoạt động chợ đêm, tuy nhiên hiệu quả không cao, các mặt hàng bán bình dân, không thu hút
Hình thành tuyến phố kiểu mẫu và kết nối với Quảng trường Sông Phố: Hệ thống đèn chiếu sáng LED kết hợp đèn chiếu sáng nghệ thuật, tạo không gian lung linh; chỉnh trang mặt tiền công trình (như tháo dỡ mái che, mái đón, bạt che; Chỉnh trang biển hiệu, quảng cáo được lắp đặt tự phát, không đồng bộ về kích thước, kiểu dáng; Lắp đặt lại các thiết bị để điều hòa, bồn nước, đường ống nước không nằm bên ngoài ban công; quét sơn lại mặt tiền theo màu có tính tương đồng); Biển hiệu của một số doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, hàng không, siêu thị… vẫn được giữ nguyên màu sắc, lô gô đặc trưng để bảo đảm yêu cầu về mặt thương hiệu; Tuyến phố không rác bẩn, các thùng rác được lắp đặt đồng bộ; Biển tên phố, tên đường, số ngõ, số nhà đồng bộ; Bảng biển báo giao thông hiện đại, bố trí hợp lý; Camera an ninh phủ kín toàn tuyến; Vỉa hè rợp bóng cây xanh, lắp đặt ghế ngồi và khu vực nghỉ chân; Thiết lập các điểm dừng chân cho xe buýt hoặc xe điện; Người dân đoàn kết, người bán hàng niềm nở trung thực, đảm bảo văn minh thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, không bán hàng kém chất lượng, không chèo kéo, “chặt chém" khách hàng…
- Tổ chức không gian đi bộ: tuyến đường quanh quảng trường Sông Phố đến bùng binh Biên Hùng tổ chức thành tuyến phố đi bộ vào các buổi tối hoặc cuối tuần, nhằm tạo không gian, điểm đến sinh động cho người dân vui chơi, giải trí.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa chuyên đề như:
+ Văn hóa ẩm thực: giới thiệu và quy tụ nhiều món ngon của đất Biên Hòa, trong nước và ngoài nước, đặc sản vùng miền truyền thống.
+ Tổ chức các hoạt động Hoa - Nhạc - Họa: Tổ chức phân bố các khu vực linh hoạt để tổ chức, thiết lập các hoạt động như (1) Hàng Hoa, các lễ hội hoa, trang trí quảng trường và tuyến phố bằng các tác phẩm nghệ thuật từ hoa, cây cảnh, tạo ra các khu vực check-in, chụp ảnh để thu hút thưởng lãm – (2) Biểu diễn nghệ thuật đường phố, nhảy múa Flastmode tập thể - (3) Hội họa, tranh ảnh, nhiếp ảnh, tổ chức triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật ngoài trời, hoặc các bạn yêu hội họa vẽ tranh trực tiếp để tạo không gian sáng tạo, nghệ thuật, thu hút những người yêu nghệ thuật đến tham quan. Những khu vực này sẽ là nơi hội tụ, sân chơi của các bạn trẻ, các nghệ sĩ địa phương thể hiện tài năng, biểu diễn và người dân được thưởng thức, trao đổi văn nghệ, các dịch vụ mua sắm, tăng cường kết nối cộng đồng.
+ Giới thiệu hoạt động ngành nghề địa phương: như giới thiệu triển lãm gốm sứ, sản phẩm nông nghiệp địa phương, thủ công mỹ nghệ quảng bá văn hóa làng nghề địa phương.