Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở Xây dựng năm 2024.

Thực hiện Văn bản số 4169/STP-TTR ngày 29/10/2024 của Sở Tư pháp về việc báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2024.

Ngày 04/12/2024, Sở Xây dựng báo cáo kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024, nội dung cụ thể như sau:

TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật: Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính về xây dựng nói riêng là một nhiệm vụ quan trong luôn được Sở Xây dựng quan tâm, tổ chức chỉ đạo thực hiện kịp thời, theo quy định, và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và đề nghị của Sở Tư pháp. Sở Xây dựng đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-SXD ngày 01/02/2024 về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng năm 2024. Qua đó chỉ đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở triển khai, theo dõi, thực hiện và báo cáo tham mưu các khó khăn, góp ý trong quá trình triển khai áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xây dựng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc triển khai thi hành và áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính: Hàng năm Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng đã chủ động theo dõi, ban hành các văn bản đề nghị, triển khai, đôn đốc, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch trên địa bàn (văn bản số 2764/SXD-VP ngày 25/6/2024; 244/TB-SXD ngày 11/7/2024; 3916/SXD-TTr ngày 30/8/2024; 360/TB-SXD ngày 02/10/2024; 4803/SXD-TTr ngày 18/10/2024) theo đó đề nghị UBND cấp huyện thực hiện nghiêm các quy định về quản lý trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; Chủ động hoặc phối hợp với Sở Tư pháp, các đơn vị liên quan triển khai hướng dẫn các quy định mới của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng liên quan đến quy định về xử lý vi phạm hành chính tới UBND cấp huyện để kịp thời nắm bắt, chỉ đạo lực lượng chuyên môn.

Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Sở Xây dựng luôn quan tâm, phối hợp, cử công chức chuyên môn tham gia các đoàn kiểm tra do Sở tư pháp chủ trì hoặc các cơ quan, đơn vị khác khi có đề nghị; Thanh tra Sở đã triển khai công tác Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024 được Chánh Thanh tra Sở phê duyệt tại Kế hoạch số 26/KH-TTr ngày 31/01/2024; đồng thời thực hiện kết hợp kiểm tra việc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng khi triển khai các đoàn kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.

TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Tình hình vi phạm hành chính: Sở Xây dựng đã chỉ đạo Thanh tra Sở kịp thời và triển khai, áp dụng đúng theo các quy định xử lý tại Nghị định Nghị định số 16/2022/NĐ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng và các quy định khác liên quan; kết quả đạt được cho thấy số lượng tổ chức, cá nhân vi phạm năm 2024 so với năm 2023 đang tiếp tục có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, công tác tham mưu ban hành quyết định cưỡng chế và thi hành quyết định cưỡng chế còn chậm.

Tình hình xử phạt vi phạm hành chính: Trong năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng: Phát hiện 02 trường hợp vi phạm hành chính và xử lý, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổng số tiền xử phạt là 890.000.000 đồng. Đối tượng vi phạm: 02 tổ chức. Các hình thức xử phạt chính: phạt tiền; phạt bổ sung: ngưng thi công xây dựng, đình chỉ hoạt động kinh doanh BĐS có thời hạn; biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Các hành vi vi phạm chủ yếu: Tổ chức xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng, kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định.

NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU

Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 thì: “...trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa". Theo quy định trên thì thời gian 24 giờ là thời hạn liên tục (cả giờ hành chính và ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, lễ). Tuy nhiên, trong trường hợp người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính vào ngày nghỉ, lễ, tết thì việc chuyển biên bản và hồ sơ đề nghị người có thẩm quyền xử phạt sẽ gặp khó khăn nhất là đối với các địa phương ở vùng sâu, vùng xa.

Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

Theo tại Điều 81 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; quy định các hành vi tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 16 Nghị định này thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì quy định trong vòng 90 ngày (đối với công trình, dự án) phải xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định là chưa phù hợp thực tế.

Khó khăn trong áp dụng các hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thực trạng các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng tại các địa phương đa số là các hộ gia đình, cá nhân xây nhà cấp 4, hoàn cảnh khó khăn. Việc áp dụng các hình thức theo quy định tại Chương 2 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gặp nhiều khó khăn; nhiều trường hợp không áp dụng được (không có tài sản, tài khoản tín dụng đồng thời cũng không có thu nhập (lương) cố định). Hầu hết các trường hợp này cơ quan chức năng phải thực hiện cưỡng chế tháo dỡ, các cá nhân vi phạm không tự nguyện thực hiện.

Việc thực theo Nghị định số 166/2013/NĐ-CP để tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng gặp rất nhiều khó khăn đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cụ thể như: Quá trình triển khai Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thanh tra Sở Xây dựng Đồng Nai không có cơ quan chuyên môn trực thuộc tại địa bàn cấp huyện việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm về xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ không đảm bảo các điều kiện như: về lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự trong và sau khi thực hiện cưỡng chế, phòng cháy chữa cháy, y tế, dân vận ...) việc Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng lập, thẩm định phê duyệt phương án, tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm sẽ không phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương dẫn đến phát sinh khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời, Theo điểm d khoản 4 Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định:“Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật."

Hiện nay, chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn, quy định cụ thể về trình tự tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm kể từ khi ban hành Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả dẫn đến khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế. Việc thu hồi, hoàn trả chi phí tạm ứng để thực hiện tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm đối với trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính cũng gặp nhiều khó khăn như đối tượng không có tài sản, tài khoản tín dụng đồng thời cũng không có thu nhập (lương) cố định.

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề xuất, kiến nghị về sửa đổi một số quy định pháp luật: Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính nêu trên; Sở Xây dựng kiến nghị Sở Tư pháp, UBND tỉnh:

Xem xét, kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định về thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP theo hướng giao người có thẩm quyền xử phạt căn cứ tính chất công trình, dự án vi phạm và các hồ sơ liên quan quyết định thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp.

Xem xét, kiến nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung đối với khoản 2 Điều 6 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ như sau: “Đối với quyết định cưỡng chế thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh thì Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định cưỡng chế giao Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có công trình vi phạm chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế".

Kiến nghị Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính có quy định, hướng dẫn về thực hiện Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả - cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm cụ thể về trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện từ khâu dự trù kinh phí; lập phương án, giải pháp phá dỡ (thuê tư vấn hay cơ quan tổ chức cưỡng chế tự lập,...), tạm ứng và hoàn trả (các biểu mẫu, thủ tục thực hiện cụ thể) đối với trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả.

(Đính kèm nội dung báo số 377/BC-SXD ngày 04/12/2024 của Sở Xây dựng.)​


Đào Quốc Tuấn

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​