Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Hội thảo về Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị

Để triển khai thực hiện các nghị quyết nói trên, đồng thời nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức theo dõi, quản lý lĩnh vực quy hoạch và xây dựng đô thị tại các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tổ chức chuỗi Hội thảo về Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị.

Các hội thảo này cũng nằm trong khuôn khổ của Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên thiên nhiên (WARM Facility) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.

Đây là hội thảo đầu tiên, 3 hội thảo chuyên đề sẽ được tổ chức tại Sơn La, Quảng Trị, Hậu Giang trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2023. Các hội thảo này sẽ tập trung vào những rủi ro trong quy hoạch đô thị ở tất cả các tỉnh thành thuộc ba khu vực: miền núi, ven biển và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

tuong van_600_06042023152621.jpg

 Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội thảo.

“Không một quốc gia nào có thể hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà thiếu sự đồng hành của quá trình đô thị hóa và ngược lại. Đô thị hóa là tất yếu, khách quan".

Trên đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế về quy hoạch và phát triển đô thị bền vững, diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội.

Hội nghị được diễn ra với 02 hình thức là trực tiếp tham dự và trực tuyến đối với các tỉnh thành trên cả nước.

Thứ trưởng cho rằng, trong bối cảnh chung của quá trình đô thị hóa đang gia tăng trên khắp thế giới, sự hợp tác chặt chẽ và đồng hành của các đối tác trên toàn cầu đã và đang trở thành một xu thế chung để cùng tiếp cận và giải quyết những thách thức của quá trình phát triển.

“Có thể nói, đô thị là tương lai, là cuộc sống và là đích đến của mọi con đường phát triển. Nhưng thực tiễn phát triển trong giai đoạn vừa qua cho thấy, nếu không được kiểm soát, quy hoạch và quản lý đúng hướng, đô thị có trách nhiệm rất lớn đối với những hệ quả của việc phát triển thiếu bền vững"- Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.

chuyen gia_600_06042023152806.jpg

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu thảo luận tại Hội thảo.

Cũng theo Thứ trưởng, Việt Nam đã hưởng thụ thành quả của quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh thời gian qua, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng cùng sự tăng trưởng về chất lượng cuộc sống và kinh tế đô thị.

Đô thị hóa đã tạo ra khu vực đô thị với không gian kinh tế được mở rộng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hạ tầng phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao năng suất, chất lượng tăng trưởng kinh tế; hệ thống đô thị quốc gia cơ bản được phân bố theo mô hình mạng lưới, phù hợp với điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và quy luật phát triển kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế đô thị bình quân ở mức 12 -15%/năm, gấp 1,2 đến 1,5 lần tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khu vực đô thị, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn gần ba lần khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh mặt tích cực trong phát triển đô thị, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những hệ lụy từ sự phát triển nhanh, thiếu tầm nhìn, chưa đảm bảo phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

Một số hạn chế là: Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng, miền; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình các nước trong khu vực và thế giới;  Đô thị hóa chưa đồng bộ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hệ thống đô thị phân bố và phát triển thiếu cân đối, thiếu sự liên kết, chưa phát huy tốt vai trò động lực, dẫn dắt của các đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội;  

Kết quả chỉnh trang, cải tạo, tái thiết đô thị còn nhiều hạn chế; Hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu, chưa bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn…;

Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng. Phát triển kinh tế khu vực đô thị còn phân tán, thiếu tính kết nối và mô hình không gian và công nghiệp kém hiệu quả; Các đô thị nhỏ và trung bình chưa phát huy nội lực, động lực phát triển; Chưa phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo trong phát triển đô thị; ­­­Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thách thức lớn ở đô thị, đặc biệt là dải đô thị ven biển, Đồng bằng sông Cửu Long...

Trước bối cảnh đó, tại Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh một số bài toán cần được giải quyết tại Việt Nam là: Sự tăng trưởng trong tương lai không được gây áp lực lên nguồn lực đất đai có hạn, không áp lực lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện có; Giải quyết bài toán về nâng cao chất lượng đô thị, thực hiện thành công việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị hiện hữu hiệu quả để khắc phục những điểm nghẽn trong phát triển, tìm kiếm nguồn lực đổi mới, sáng tạo cho đô thị bên cạnh những nguồn lực truyền thống, để tạo đà phát triển bền vững hơn; Nhân rộng các mô hình phát triển đô thị bền vững hơn để chuẩn bị cho những tương lai, rủi ro không báo trước;  Bảo tồn, phát huy những giá trị di sản, bản sắc của đô thị trong bối cảnh hội nhập ...

Thứ trưởng cho rằng, đó chính là các nút thắt, nếu được khơi thông chắc chắn chúng ta có thể xây dựng, kiến tạo nội lực của đô thị Việt Nam, sẽ tạo được những đột phá lớn trong việc thay đổi diện mạo, chất lượng đô thị.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng chỉ đạo cho công tác quy hoạch phát triển đô thị hướng tới mục tiêu bền vững.

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra 5 quan điểm, 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khẳng định vai trò, vị thế của đô thị và đô thị hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới, đặt nền tảng cho quá trình chuyển đổi và phát triển đô thị Việt Nam toàn diện hơn, hệ thống và thống nhất hơn.

hoi thao_600_06042023152929.jpg

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cùng các đại biểu tham dự Hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 06-NQ/TW được ban hành, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, đơn vị có liên quan và các địa phương tham mưu, xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ. Ngày 11/11/2022 Chính phủ đã có Nghị quyết số 148/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chương trình tập trung vào 05 nhóm nhiệm vụ chủ yếu: Thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; Rà soát và xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành; Xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

“Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ là thời cơ để các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng cùng chung tay và đóng góp công sức để hiện thực hóa mục tiêu đem lại chất lượng cuộc sống cao cho người dân, nâng tầm phát triển các thương hiệu đô thị quốc gia và trong khu vực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh trên cả nước"- Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.

T​ác giả: Nguyễn Danh Minh

Nguyễn Danh Minh

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​