Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
QUY HOẠCH XÂY DỰNG: XU HƯỚNG VÀ CÁCH TIẾP CẬN

Hiện nay, chúng ta đã và đang có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vai trò, nhiệm vụ của Quy hoạch Xây dựng gồm: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11; Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (sửa đổi); Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 và Luật số 35/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch. Điều đó khẳng định rằng Quy hoạch Xây dựng có vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay và được xác định là cơ sở pháp lý đầu tiên trong việc dẫn dắt, xác lập các dự án đầu tư.

Luật Quy hoạch đã xác định: “Quy hoạch là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch được thể hiện thông qua đồ án gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh".

→ Qua khái niệm nêu trên trên, chúng ta đã hình dung được sứ mệnh và hình ảnh của Quy hoạch Xây dựng, song cách tiếp cận Quy hoạch Xây dựng như thế nào, từ đâu, từng lĩnh vực và đối tượng tiếp cận? Chúng ta cần phải làm rõ.

Theo các Luật và Nghị định có liên quan đến Quy hoạch Xây dựng, hiện tại việc phân loại Quy hoạch Xây dựng gồm: Theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 gồm có: Quy hoạch Quốc gia; Quy hoạch lãnh thổ; Quy hoạch tỉnh,…(được hiểu chung là quy hoạch cấp chiến lược).

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 gồm có Quy hoạch vùng; Quy hoạch đô thị; Quy hoạch khu chức năng và Quy hoạch nông thôn.

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 gồm: Quy hoạch chung; Quy hoạch phân khu; Quy hoạch chi tiết,…Như vậy, qua các Luật có liên quan đến Quy hoạch Xây dựng nêu trên, chúng ta hiểu rằng quy hoạch gồm nhiều tầng bậc, thứ cấp từ cao xuống thấp, từ cấp quốc gia → vùng lãnh thổ → vùng tỉnh, vùng huyện → Quy hoạch đô thị và nông thôn. Xét về thuật ngữ chuyên môn từ cấp chiến lược (tổng thể phát triển kinh tế xã hội + thuyết minh) → Định hướng (sơ đồ phát triển + thuyết minh) → Quy hoạch chung (Sơ đồ phát triển + bản vẽ + thuyết minh) → Quy hoạch phân khu (Bản vẽ + bản đồ + thuyết minh + mô hình) → Quy hoạch chi tiết (Bản vẽ + bản đồ chi tiết + thuyết minh + mô hình).

aviet_600_06062023083256.jpg
Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quy hoạch xây dựng Vùng huyện Cẩm Mỹ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

→ Thực tế hiện nay, tuỳ đối tượng xã hội mà có cách tiếp cận với Quy hoạch Xây dựng khác nhau, người thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước; Doanh nghiệp; Cá nhân…; Tuỳ vào nhu cầu của tổ chức, các nhân mà có cách tiếp cận khác nhau như Định hướng phát triển không gian (tiếp cận bằng sơ đồ và thuyết minh); Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tiếp cận bằng bản vẽ và thuyết minh; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (thuộc dự án đã có chủ đầu tư) tiếp cận bằng bản vẽ chi tiết với các ghi chú trực tiếp dễ hiểu.

aviet1_600_06062023083301.jpg
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 phân khu A4 theo Quy hoạch chung thành phố Biên Hoà

 

Qua phân tích nêu trên, nhận thấy rằng không thể tiếp cận Quy hoạch vùng, Quy hoạch chung để làm căn cứ lập dự án đầu tư mà phải tiếp cận từ Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000-1/5000); Việc này cho thấy sự khác biệt giữa Quy hoạch Xây dựng (ngành Xây dựng) với Quy hoạch sử dụng đất (ngành Tài nguyên và Môi trường). (Có dịp chúng ta sẽ bàn kỹ về nội dung này).

aviet2_600_06062023083306.jpg
Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư theo Quy hoạch tại thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

 

Tóm lại: Quy hoạch Xây dựng để nghiên cứu lập theo tầng bậc từ phạm vi Vùng lãnh thổ, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng đến Quy hoạch chung đô thị, Quy hoạch chung các khu chức năng; Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000 – 1/5000) và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 gắn với các dự án đã có chủ đầu tư.

Quy hoạch vùng huyện: Với nhiệm vụ cụ thể hoá Quy hoạch tỉnh (hiện đang thực hiện). Cần xác định vai trò, nhiệm vụ, chức năng…của vùng huyện trong Quy hoạch tỉnh và ngược lại Quy hoạch tỉnh đã xác định nhiệm vụ, vai trò, chức năng gì đối với vùng huyện và tương tự quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và đến quy hoạch chi tiết.

Theo đó quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch cấp trên; Đồng thời phải cụ thể hoá chi tiết hơn nội dung quy hoạch cấp trên điều này được thực hiện bỡi các Thông tư hướng dẫn.

Hy vọng với nội dung ngắn gọn, cụ thể hoá được các tầng bậc về hồ sơ Quy hoạch Xây dựng từ cao đến thấp và các Văn bản pháp luật liên quan đến Quy hoạch Xây dựng, chúng ta đã phần nào hình dung được xu hướng , vai trò và cách tiếp cận Quy hoạch Xây dựng, giúp các đối tượng tiếp cận cụ thể hơn yêu cầu mình mong muốn, tránh sự hiểu nhầm mọi đồ án Quy hoạch Xây dựng là như nhau.

Tác giả: Trần Anh Việt


Trần Anh Việt

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​