
Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
UBND tỉnh đang chỉ đạo xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình số 47-CTr/TU ngày 06/6/2023 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngành Xây dựng đã đề xuất 04 nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững: Thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; chú trọng các thiết chế văn hóa, xã hội, thể thao, giáo dục, y tế và có nhiều công trình điểm nhấn, nhiều không gian công cộng, công viên cây xanh để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệt hống quy hoạch, gắn kết chặt chẽvới quy hoạch nông thôn, quy hoạch ngành; Phân định rõ các vùng trong nội dung quy hoạch đô thị và áp dụng các công cụ kiểm soát phát triển theo quy hoạch và kế hoạch; Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, quy hoạch quản lý sử dụng không gian nối, không gian ngầm phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quổc phòng, an ninh;
Thứ hai, Tập trung khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở: phấn đấu mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030 diện tích bình quân đầu người 30 m²/ người, diện tích bình quân tối thiểu phải đạt 12 m²/người. Rà soát, kiểm soát chặt chẽ các chủ đầu tư nhà ở thương mại dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội, bố trí quỹ đất công phù hợp để phát triển nhà ở xã hội; Rà soát quy hoạch khu công nghiệp để dành diện tích đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; Đa dạng hóa cơ cấu diện tích căn hộ, bảo đảm cân đối tỷ lệ căn hộ có diện tích nhỏ, diện tích trung bình và diện tích lớn, tỷ lệ nhà ở giá thấp, giá trung bình và nhà ở cao cấp trong các dự án phát triển nhà ở; Đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho những đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách.
Thứ ba, Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển đô thị tỉnh, các đề án, chương trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam: Quan tâm đầu tư phát triển đối với các địa phương có tiềm năng và lợi thế, trong đó xác định huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch là hai địa phương có tiềm năng và dư địa lớn cần có cơ chế, chính sách đầu tư thỏa đáng nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu thúc đẩy sự phát triển của Đồng Nai; Chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ; Khuyến khích sử dụng vật liệu xanh, tiêu thụ năng lượng xanh. Thực hiện ngầm hoá toàn bộ các đường dây, cáp dịch vụ công cộng tại đô thị.
Thứ tư, Đẩy nhanh thực hiện xây dựng hạ tầng số: Xây dựng hệ thống dữ liệu về quy hoạch phát triển đô thị ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển đô thị thông minh.100% hệ thống thông tin được đảm bảo an toàn theo đúng cấp độ. Hướng đến mục tiêu “bốn không" (Làm việc không giấy tờ; Họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không tiền mặt) và “một có" (Dữ liệu có chuyển đổi số).