Hiện nay tỉnh Đồng Nai đang chỉ đạo thực hiện rà soát hiện trạng, đề xuất tên phục vụ xây dựng ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh. Ngành xây dựng đã đề xuất Tên của 02 nhà kiến trúc nổi tiếng là Ông Huỳnh Tấn Phát và Ông Hoàng Như Tiếp (nhiều thành phố đã đặttên 02 Ông cho một số đường phố như Hà Nội, Bến Tre, Cần Thơ, Hồ Chí Minh...) vào ngân hàng tên đường.


KTS Huỳnh Tấn Phát (1913–1989) là nhà cách mạng, ông là chủ nhiệm báoThanh Niên, hoạt động trong phong tràoThanh niên Tiền Phong, truyền bá quốc ngữ, cứu tế nạn đói ở Nam Bộ,tham gia các phong trào đòi hòa bình, tự do, dân chủ, thống nhất đất nước, đòi thi hành Hiệp định Genève.Từng giữ các chức vụ quan trọng (Khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn-Gia Định, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là đại biểu Quốc hội các khóaI, II, III, VI, VII, VIII). Ông làm Trưởng ban chỉ đạo Quy hoạch Thủ đô và Chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội, chỉ đạo và góp ý kiến các dự án thiết kế quy hoạch các đô thị trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu-Côn Đảo, Tây Ninh...


KTS Hoàng Như Tiếp (1910–1982) hoạt động trong chiến khu Việt Bắc và sáng lập Đoàn kiến trúc sư Việt Nam vào năm 1948, Ông từng là Cục trưởng Cục Đô thị -Nông thôn vào năm 1960. Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1971, ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Quy hoạch Đô thị -Nông thôn. Ông là người đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch và phát triển đô thị, một lĩnh vực còn rất mới mẽ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Dựa vào những kinh nghiệm quy hoạch đô thị của Liên Xô,Cuba cùng với các nước tiên tiến khác trên thế giới, ông thực hiện quy hoạch nông thôn và thiết kế cụ thể các công trình nông thôn trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1970, các công trình này đã làm tiền đề cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn Xã hội chủ nghĩa sau này ở Việt Nam. Ông cũng là tác giả thiết kế của công trình Bảo tàng Kim Liên tại Nam Đàn, Nghệ An. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của ông Hoàng Như Tiếp ở giai đoạn này là Bảo tàng Việt Bắc (nay là Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam) xây dựng năm 1962, Đến năm 1970, ông chủ trì thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và được đánh giá là một trong ba phương án có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc. Hoàng Như Tiếp cũng là người chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch thủ đô Hà Nội mở rộng. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Kiến trúc vào năm 1996, được coi là cây đại thụ của nền kiến trúc Việt Nam. Ông là một trong những người đã sáng lập nên Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam hiện nay.
Thông tin tiểu sử 02 Danh nhân này được nêu cụ thể trên trang thông tin https//vi.wikipedia.org.