Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật trong công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực tế Đồng Nai với tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật không phát triển tương xứng dẫn đến mất cân bằng, kéo theo nhiều hệ lụy về vấn đề môi trường, nhà ở, giao thông, HTKT đô thị quá tải, đầu tư chưa trọng tâm, trọng điểm dẫn đến tình trạng HTKT không đồng bộ, ngập úng – môi trường - kẹt xe – tai nạn giao thông ngày càng tăng, nguy cơ mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân. Những vấn đề này hiện đang đặt áp lực cho Đồng Nai trong việc giải quyết bài toán trên.

Nghị quyết số 24-NQ/TW đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như:  70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Đến nay, Sau 10 năm thực hiện, Đồng Nai đã có các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vùng tỉnh được duyệt như quy hoạch cấp nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch địa điểm nghĩa trang Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng để phục vụ công tác quản lý đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng với yêu cầu về phát triển đô thị. Toàn tỉnh đến nay mới chỉ có 01/11 đô thị (thành phố Biên Hòa) có Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, và đã đi vào hoạt động từ năm 2018 với công suất thiết kế 3.000 m³/ngày. đêm tại phường Hố Nai; Riêng 02 dự án sử dụng vốn vay ODA là hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Biên Hòa giai đoạn 1 và dự án Nhà máy nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 đang tạm dừng triển khai và UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng vay vốn ODA Nhật Bản. Tính lũy kể từ năm 2013 đến nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất VLXKN tại tỉnh ban đầu chỉ có 5 cơ sở, nay đã tăng lên đến 20 cơ sở.

Tuy nhiên việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như:

  1. Công tác lập quy hoạch nhiều còn chưa thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch; Chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng chưa cao, tầm nhìn chưa dài hạn, khả năng dự báo về phân bổ dân số, dự báo về phát triển hài hòa giữa khu vực cao tầng và thấp tầng chưa theo kịp tiến độ phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; VLXD không nung là loại vật liệu mới đối với thị trường tiêu thụ Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng, người tiêu dùng vẫn còn thói quen sử dụng vật liệu năng truyền thống, doanh nghiệp sản xuất VLXD không nung hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư;
  2. Do sự phát triển các khu công nghiệp, dân nhập cư càng cao, lưu lượng nước cấp và nước thải phát sinh nhanh và khá lớn, địa bàn dân cư sinh sống lại phân bố rộng nên công tác xây dựng hệ thống mạng lưới đường ông cấp nước, hệ thống trạm cung cấp nước sạch, thu gom, thoát nước thải đưa về xử lý tại các trạm xử lý nước thải tập trung rất khó khăn;

(3) Với đặc thù công trình chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật về cấp thoát nước, đặc biệt là yêu cầu về xử lý nước thải tập trung tại các đô thị phải được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ thu gom nước thải toàn bộ khu vực đô thị, xuyên suốt các hạng mục liên quan trong phạm vi toàn đô thị mới mang lại hiệu quả sử dụng khi hoàn thành với thời gian từ khi chủ trương đầu tư đến quá trình vận hành tương đối lâu dài, chính vì vậy đòi hỏi quá trình xuyên suốt trong nắm bắt, theo dõi và chỉ đạo, mặt khác việc đầu tư các công trình hạ tầng mang tính đặc thù có tổng vốn đầu tư tương đối lớn (bình quân khoảng 100 triệu USD 01 dự án).

  1. Nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp và cần phải phân bổ cho các công trình thiết yếu khác trên toàn tỉnh, nên thời gian qua chưa thể cân đối để cùng lúc đầu tư toàn bộ các công trình cấp, thoát nước, xử lý nước thải đô thị để đạt được các mục tiêu đề ra mà chủ yếu tiếp cận, kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn vay ưu đãi;

(5) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nhưng vẫn đang trong tình trạng thiếu đồng bộ chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và hội nhập;

(6) Các thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng khá phức tạp, sự chồng chéo giữa các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành cũng làm giảm sự hấp dẫn các nhà đầu tư;  Những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật theo phương thức đối tác công tư (PPP): việc đầu tư theo hình thức PPP chưa được phổ biến nên các ngành còn lúng túng nhiều trong quá trình thực hiện.

          Đánh giá lại kết quả thực hiện các mục tiêu nêu trên là chưa đạt;  đến nay chỉ 87,5 % dân cư thành thị và 83,5 % dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh;

 Với vị trí Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một đô thị có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ; nhu cầu đầu tư và xây dựng tại tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị hiện đại. Trong bối cảnh đó, việc phát triển đô thị theo hướng bền vững đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với ngành xây dựng nhất là các giải pháp phát triển hạ tầng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, trong khu vực cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng của các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh thì tỉnh Đồng Nai vẫn đi sau rất nhiều, sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị chưa tương xứng với vị trí và vai trò đã được xác định.

Thực tiễn quá trình quản lý và phát triển đô thị trong thời gian qua cho thấy, phát triển đô thị chính là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình. Thực tế đó đòi hỏi phải có sự đột phá về tư duy, đột phá về mục tiêu, đột phá trong công tác chỉ đạo và đột phá về tổ chức thực hiện, để đem lại kết quả tốt hơn. Mặt khác, thực tiễn quá trình thực hiện các giải pháp đột phá giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông, cho thấy, hệ thống giải pháp này có mối liên hệ biện chứng với các giải pháp thực hiện công tác phát triển đô thị. Do vậy, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, khoa học và hiệu quả về mặt lâu dài.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, hội nhập với xu hướng phát triển xây dựng xanh, đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững; Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề xuất những giải pháp trong thời gian tới như sau:

Trước hết, Nhóm giải pháp về quy hoạch: Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng quy hoạch tỉnh, quy hoạch  hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; Khẩn trương rà soát điều chỉnh các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, phải rà soát, điều chỉnh kịp thời các dự án không mang lại hiệu quả và không còn phù hợp với quá trình phát triển thực tế của địa phương; Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, quy hoạch phải thông minh, quy hoạch bền vững, ổn định và tầm nhìn chiến lược lâu dài, hạn chế điều chỉnh quy hoạch, hạn chế tối đa bêtông hóa, bảo tồn yếu tố tự nhiên, tiết kiệm năng lượng là một trong những giải pháp giảm ngừa biến đổi khí hậu.

Hai là,  Nhóm giải pháp về phát triền hạ tầng đô thị: Ưu tiên đầu tư công xây dựng các công trình trọng điểm, các công trình mang tính chiến lược nhằm xây dựng đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại, nhất là đối với các dự án giao thông huyết mạch nhằm giải quyết bài toán công ùn tắc giao thông và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Tập trung đầu tư các trục đường giao thông trọng điểm, huyết mạch của tỉnh, của vùng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa; Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và ngầm hóa các dự án hạ tầng lỹ thuật; Đầu tư xây dựng hạ tầng phải đi trước một bước trong quá trình phát triển đô thị; Đa đạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn tỉnh trong đó cần nghiên cứu, tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức liên thông trên các tuyến đường huyết mạch của tỉnh.

Ba là, Nhóm giải pháp về đầu tư: Thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư và tích cực tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Tập trung rà soát và vận dụng các cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực xã hội cùng ngân sách triển khai nhanh các dự án hạ tầng, tạo bứt phá lớn, toàn diện cho tỉnh; Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế của Đồng Nai.

Bốn là, Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý đô thị; Triển khai xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị trên nền tảng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (GIS); Lập và triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh bền vững dựa trên cơ sở áp dụng thành tựu cách mạng khoa học 4.0; Thực hiện và ứng dụng hiệu quả việc chuyển đổi số trong quản lý nhà nước.

Năm là, Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, đưa các quy định của pháp luật về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, cũng như hình thành ý thức của mỗi người dân trong xã hội trong chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Sáu là, Đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm VLXD xanh đáp ứng nhu cầu xây dựng xanh (khu đô thị xanh, khu đô thị sinh thái, công trình xanh, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả); chú trọng phát triển ngành VLXD có công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Bảy là, tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ, tu đãi doanh nghiệp; kết hợp giữa khuyến khích với tổ chức quản lý, kiema soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường và sử dụng trong công trình xây dựng. Đẩy mạnh việc vận động doanh nghiệp nghiên cứu, nâng cao chất lượng, tính năng các sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu; khuyến khích áp dụng đồng thời các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất lượng môi trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường tiềm năng xuất khẩu VLXD đã và sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do để đáp ứng các rào cản kỹ thuật, trách nhiệm môi trường, xã hội theo yêu cầu của các nước sở tại.

Tám là, Cần có giải pháp cho từng loại nước khai thác, sử dụng để cung cấp nước sạch như: sử dụng nguồn nước mặt thì được giảm thuế và vay vốn được lãi suất ưu đãi, sử dụng nguồn nước dưới đất thì sẽ đánh thuế cao (do không tốn chi phí đầu tư và chi phí xử lý nước)…để ưu tiên khai thác, sử dụng nước mặt và hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất; Ban hành các quy định về tính an toàn và liên tục trong quá trình cấp nước sạch.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật và đô thị, cần có sự nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, sự phối hợp của các ngành các cấp. Ngành Xây dựng kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành có liên quan, chính quyền địa phương để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ./.​


Nguyễn Anh Tuấn

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​