1.
Phạm vi quy hoạch:
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm phía Tây Bắc
huyên Long Thành, tiếp giáp với phía Tây thị trấn Long Thành, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách Biên Hòa 33 km, Vũng Tàu 60 km và
cách Bình Dương khoảng 40 km.
Phạm vi lập Quy hoạch: Giới hạn trong địa giới hành
chính của xã Tam An (1860 ha), một phần xã An Phước (495 ha), một phần thị
trấn Long Thành (150 ha), một phần xã Phước Thiền- huyện Nhơn Trạch (54 ha).
Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 2559 ha. Được giới hạn bởi:
- Phía Đông giáp ranh giới lập quy hoạch thị trấn Long
Thành.
- Phía Tây giáp TP HCM.
- Phía Bắc một phần giáp thành phố Biên Hòa (Xã Tam
Phước), một phần giáp Khu công nghiệp Biên Hòa.
- Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch:
2.Mục tiêu và tính chất quy hoạch:
a) Mục tiêu:
- Cụ
thể hóa các định hướng đã được xác định tại đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Đồng Nai.
- Xây
dựng một khu vực phức hợp bao gồm các chức năng: Công nghiệp công nghệ cao, đô
thị, giáo dục đào tạo, dịch vụ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, du lịch
sinh thái với hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế về
vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.
-
Tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư từ các nguồn vốn để nâng cao sức cạnh tranh;
phát triển gắn kết với các trung tâm kinh tế khác trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
- Tạo
dựng môi trường thu hút đầu tư các công ty lớn nằm các công nghệ then chốt; tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và chuyển giao công nghệ cho các
công ty trong nước.
- Đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về bố trí dân cư, hạ tầng xã hội, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, phát triển bền vững và hài hòa với môi trường cảnh quan thiên
nhiên.
-
Làm cơ sở pháp lý cho công tác lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các
khu chức năng, thu hút đầu tư, chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy
hoạch.
b)
Tính chất, chức năng:
-
Khu công nghiệp công nghệ cao với những tổ hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có các
chức năng sản xuất, nghiên cứu – triển khai và chuyển giao công nghệ cao.
-
Khu đô thị và thương mại dịch vụ, phát triển gắn kết với địa hình tự nhiên và
hệ thống kênh rạch hiện có của khu vực.
-
Khu phức hợp giáo dục đào tạo, nghiên cứu – triển khai công nghệ và dịch vụ
tiện ích khác…
-
Khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái cấp khu vực.
-
Các khu chức năng dịch vụ đô thị khác.
3. Các chỉ tiêu phát triển đô thị
a) Quy mô dân
số
- Đến năm 2020: Dân số toàn khu vực nghiên cứu khoảng
35.000-40.000 người.
- Đến năm 2030: Dân số toàn khu vực nghiên cứu khoảng
65.000-70.000 người.
- Đến năm 2050: dân số khu vực khi lấp đầy khoảng
130.000- 150.000 người;
b) Quy mô đất đai:
- Đến năm 2020: Tổng diện tích đất xây
dựng toàn khu vực quy hoạch khoảng 958,2 ha (chiếm 37,4% tổng diện tích đất tự
nhiên khu vực quy hoạch), bao gồm: Đất dân dụng khoảng 406,7 ha, chỉ tiêu
khoảng 101,7m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 551,5 ha.
- Đến năm 2030: Tổng diện tích đất xây
dựng toàn khu vực quy hoạch khoảng 1.363,1 ha (chiếm 53,2% tổng diện tích đất
tự nhiên khu vực quy hoạch), bao gồm: Đất dân dụng khoảng 698,7ha, chỉ tiêu
khoảng 99,8 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 664,4 ha.
- Đến năm 2035: Tổng diện tích đất xây
dựng toàn khu vực quy hoạch khoảng 1.530,9 ha, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 836
ha, chỉ tiêu khoảng 98,4 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 694,8 ha
- Khi lấp đầy: Tổng diện tích đất xây dựng toàn
khu vực quy hoạch khoảng 2.213,9 ha,
(chiếm 86,5-87,9% tổng diện tích đất tự nhiên khu vực quy hoạch), bao gồm: Đất
dân dụng khoảng 1.457,3 ha, chỉ tiêu khoảng 97,2 m2/người và đất ngoài dân dụng
khoảng 756,6 ha.
II/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.
1. Dự báo quy mô dân số:
Dân số khu vực nghiên cứu năm
2013 khoảng 13.100 người
Phương án 1: Phương án tăng trưởng trung bình: Dự báo dân số đến năm 2020 khoảng 35 nghìn người. Đến năm 2030
khoảng 65 nghìn người và đến năm 2035 khoảng 75 nghìn người
Phương án 2: Phương án tăng trưởng cao: Dự
báo dân số đến năm 2020 khoảng 40
nghìn người. Đến năm 2030 khoảng 70 nghìn người và đến năm 2035 khoảng
85 nghìn người.
2. Quy mô đất xây dựng đô thị
a)
Hiện trạng:
Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực quy hoạch
là 2.559,3ha.
Tổng diện tích đất xây dựng khoảng 173,0
ha. (chiếm 6,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu vực quy hoạch.
3. Tầm nhìn và các chiến lược khung:
Phát triển khu phức hợp
Công nghiệp, Đô thị- dịch vụ Long Thành trở thành một khu vực công nghiệp- đô
thị khoa học công nghệ cao có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng kinh tế, công
nghệ tri thức của cả vùng. Tạo ra một khu vực có môi trường sống tốt, môi
trường kinh doanh thuận lợi về tài chính và công nghệ để thu hút đầu tư nước
ngoài về công nghệ cao.
4. Mô hình và định hướng phát triển đô thị:
-
Khu công nghiệp công nghệ cao được giới hạn bởi tuyến đường số 3 đường cao tốc
Long Thành- Dầu Giây và đường Nguyễn Du;
- Khu nghiên cứu phát triển bố trí thành 2 khu vực tập
trung, khú tiếp giáp khu công nghiệp công nghệ cao, nhằm tận dụng và khai thác
những lợi thế sản phẩm cứu- sản xuất, khu 2 nằm phía Bắc sông Ông Đẩu nhằm tạo
ra mối liên hệ giữa học tập, đạo tạo – thực hành và sản xuất.
5.
Định hướng phát triển trung tâm chuyên ngành:
a)
Trung tâm thương mại dịch vu:
- Phát triển 03 trung tâm dịch vụ thương mại cấp vùng
có tổng diện tích khoảng 132,9 ha,mật độ xây dựng từ 30 – 50% gồm trung tâm
thương mại đầu mối cấp vùng tại điểm giao hương lộ 2 với tuyến cao tốc Long
Thành – Dầu Giây.
b) Trung tâm
giáo dục đào tạo và nghiên cứu chuyển giao công nghệ:
- Xây dựng trung tâm đào tạo cấp vùng và trung tâm
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phái Tây khu công nghiệp công nghệ, ttrong
đó: trung tâm đào tạo quy mô khoảng 13,8 ha (mật độ xây dựng 30 – 40%, tầng cao
từ 5 – 9 tầng) dự kiến bố trí 3 – 6 trường,tổ hợp thành các khu, làng đại học,
dạy nghề hoặc các cụm trường chuyên liên thông.
c) Trung tâm văn hóa:
- Xây dựng bệnh viện quy mô khoảng 4 ha ( mật độ xây
dựng 30 – 40% tầng cao không quá 9 tầng) tại vị trí giáp đường D2 và sông Bà
Chèo.
d) Trung tâm vthể dục thể thao,công viên cây xanh:
IV/ KẾT LUẬN:
Đồ án Quy hoạch chung khu phức hợp Công nghiệp, Đô
thị- Dịch vụ Long Thành đã được nghiên cứu theo quy định và trình tự quy định,
nội dung đồ án đáp ứng yêu cầu Nhiệm vụ quy hoạch đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
Đồ án đã xác định tầm nhìn xây dựng đô thị Long Thành
phát triển bền vững, hiện đại, hội nhập với sự phát triển kinh tế xã hội huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển không gian
đô thị “Xanh” gắn với bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí
hậu, giảm thiểu tác động môi trường từ công nghiệp công nghệ cao – đào tạo-
dịch vụ và duy trì bản sắc văn hóa vùng ven sông Đồng Nai.
Tin:
Nguyễn Tuấn Minh