Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Sở Xây dựng đề xuất chỉnh trang và bổ sung nhà vệ sinh công cộng

​Ngày 18-9, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm việc với Sở Xây dựng liên quan đến các nội dung thuộc ngành xây dựng, trong đó có chỉnh trang đô thị.

Có thể nói mức độ phát triển của một quốc gia có thể đánh giá qua Toilét công cộng của quốc gia đó.

Thực trạng không chỉ là thiếu “toilet công cộng", mà ý thức của người sử dụng cũng là một đánh giá về mức độ văn minh. Việc hiện nay rất thiếu kiến thức ứng xử nơi công cộng, nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, từ xả rác đến việc ý thức trong sử dụng toilet công cộng, điều này dẫn đến phần lớn những toilet công cộng ở các điểm đến du lịch của Việt Nam là một trải nghiệm khá kinh khủng. Và chắc chỉ có ở Việt Nam có biển “ Hãy tự tin vào nhà vệ sinh

Qua tìm hiểu, hiện nay, tổng số nhà vệ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội là 371 nhà, trong đó có 113 nhà vệ sinh bằng vỏ thép, hầu hết được xây dựng từ năm 2003 - 2010, số còn lại là nhà vệ sinh bằng gạch, hầu hết được xây dựng từ trước năm 1990 nhằm phục vụ nhu cầu vệ sinh tại các khu nhà dân, khu tập thể, nằm sâu trong ngõ. Mới đây, Dự án đầu tư xã hội hóa lắp đặt hệ thống 1000 nhà vệ sinh công cộng của Vinasing group, đến nay rút xuống còn 300 nhà, hiện cũng mới chỉ lắt đặt được 87 nhà. 

wc.png 

Còn địa bàn TPHCM hiện nay có 208 nhà vệ sinh công cộng có thu phí, trong đó 155 nhà vệ sinh công cộng tập trung ở các tuyến đường, bến xe, chợ và khu du lịch. Về cơ bản chưa đạt chuẩn, số lượng chưa đủ và bố trí không phù hợp. TP HCM cần khoảng 1.000 nhà vệ sinh công cộng, thành phố đã và đang kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng, Trong năm 2023, Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị thực hiện xã hội hóa xây dựng 200 nhà vệ sinh công cộng, đến năm 2025 sẽ xây xong khoảng 500 nhà vệ sinh công cộng.

TP Hạ Long (Quảng Ninh) vừa đưa 05 nhà vệ sinh công cộng tiêu chuẩn 5 sao vào sử dụng, có diện tích từ 40 đến 131m2. Vòi rửa, máy sấy tay hoạt động theo công nghệ cảm biến nhiệt, 1/3 diện tích bên ngoài được làm cửa hàng cho thuê, khu vực cửa chính và cửa sổ đều được lắp camera.  Kinh phí đầu tư 700 triệu đến 1 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, TP Hạ Long hỗ trợ 50%. Chủ đầu tư tự ý cho thu phí 5.000 đồng/lượt.

Trong khi nhiều thành phố đang loay hoay với việc thiếu nhà vệ sinh công cộng thì Đà Nẵng có các làm mới, hay và hiệu quả được khởi xướng và phát động từ 4/2015 mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng với sự tham gia với tinh thần tự nguyện của hàng trăm khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng tham gia dự án bằng cách dán logo "Free Restroom" cùng thông điệp "Thoải mái như ở nhà – Comfort as home" ra trước mặt tiền để du khách nhận biết và vào sử dụng miễn phí. Đồng thời và đặc biệt là Đà Nẵng cho ra đời ứng dụng tìm nhà vệ sinh trên điện thoại di động, sẽ hiển thị bản đồ vị trí nơi du khách, người dân đang đứng, vị trí các cơ sở có nhà vệ sinh tham gia dự án cùng thời gian và đường đi nhanh nhất giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn nhà vệ sinh miễn phí gần nhất. Hệ thống nhà vệ sinh theo mô hình này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực và mang lại ấn tượng tốt đẹp về một Đà Nẵng thân thiện, mến khách và mang lại những hiệu quả tích cực như: tiết kiệm kinh phí đầu tư, không phải tìm vị trí lắp đặt, không mất chi phí quản lý, bảo dưỡng… khi xây dựng và duy trì các nhà vệ sinh công cộng, vừa có thể kết nối doanh nghiệp với những khách hàng tiềm năng.

wc1.png 

Một số trường học khi đầu tư xây dựng chỉ ưu tiên xây dựng phòng học, phòng chức năng… mà chưa quan tâm đến việc xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch. Trong giai đoạn 2020-2025, nhiều địa phương, tỉnh thành hiện đã triển khai thực hiện các Chương trình “Nhà vệ sinh cho em" “Nhà vệ sinh trường học" với nhiều phương thức linh hoạt như do Đoàn thanh niên, Sở Giáo dục đạo tạo triển khai, vốn công, xả hội hóa và có cả vốn vay WB góp phần làm cho cảnh quan nhà trường thêm sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe cho học sinh, giải quyết nhu cầu cấp thiết không thể thay thế.

Hiện trạng tại Tp. Biên Hòa, tại những khu vực là công trình công cộng như trường học, bệnh viện, bến xe, cơ quan… song hầu hết chỉ phục vụ nội khu. Một số khu vực có bố trí NVSCC (như công viên B5, các cây xăng) nhưng quy mô nhỏ, thiếu quản lý, mất vệ sinh, nhà vệ sinh trong trường học còn chưa đạt yêu cầu, xuống cấp, quá tải đối với học sinh vào giờ giải lao, nhà WC ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước, các thiết bị hư hỏng (vòi nước, bồn rửa tay, bệ tiểu, máng tiểu...)

Tỉnh nhà chưa thể so sánh sức hút và nguồn thu từ nguồn du lịch như Đà Nẵng nên việc áp dụng hoàn toàn áp dụng mô hình của Đà Nẵng là chưa phù hơp trong giại đoạn này, chúng ta cần có những giải pháp gắn với vật liệu để ít ra Đồng Nai cần có cơ bản hệ thống các trạm, các nhà vệ sinh phục vụ.

wc2.png 

Trước tiên, xác định các vị trí, khu vực, công trình bắt buộc phải bố trí xây dựng nhà vệ sinh khang trang, tiện nghi, sạch sẽ đó chính là: tại các Bến xe, các trạm dừng chân, các trạm xăng dầu, đặc biệc là trên dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường chính đô thị, tại các công viên công cộng. Mục tiêu trước tiên là phải có, và có đủ, thuận tiện và sạch sẽ.

Cần xem việc cải tạo, sữa chữa các khu vực vệ sinh tại các trường học là việc cần được ưu tiên trước nhất, đây là môi trường ảnh hưởng lớn đến giáo dục ý thức, trách nhiệm và tác phong của thế hệ trẻ tiếp nối lâu dài

Cần bố trí các NVSCC bằng nhiêu hình thức từ cố định đến lưu động (modul theo từng cabin) có những ưu điểm như: tiết kiệm đất, để di chuyển, giảm thời gian xây dựng cũng như tìm kiếm quỹ đất, thuận tiện trong quản lý, duy tu, vệ sinh,  có thể chủ động tăng, giảm, thay đổi vị trí tùy theo nhu cầu khi có sự kiện tập trung đông người; NVSCC lưu động diện tích nhỏ có thể kết hợp quảng cáo, tuyên truyền tạo kinh phí.

Qua đó, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương, UBND các huyện, thành làm việc với các chủ đầu tư, đơn vị quản lý các công trình như Bến xe, các trạm dừng chân, các trạm xăng dầu, đặc biệt là trên dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường chính đô thị, tại các công viên công cộng để có kế hoạch cải tạo, bố trí xây dựng nhà vệ sinh, mục tiêu trước tiên là phải có, và có đủ, thuận tiện và sạch sẽ.

Đặc biệt tập trung vào các Trạm xăng dầu, Kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì làm việc với các chủ đầu tư để có giải pháp cụ thể đầu tư, xây dựng, trang bị hoàn chỉnh hệ thống nhà vệ sinh công cộng văn minh, sạch, đẹp đưa vào sử dụng đồng bộ trước tháng 1/2025 – Sở Công Thương phối hợp Sở Xây dựng có kế hoạch kiểm tra đồng loạt việc triển khai thực hiện.


 

 


Vĩnh An

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​