Biệt thự cổ mang kiến trúc kiểu Pháp, nguyên vật liệu được nhập từ Phápvào đầu thế kỷ 20. Đây là biệt thự cổ của tư nhân có kiến trúc cổ kiểu Pháp vớinguyên vật liệu vận chuyển từ Pháp sang còn lại duy nhất tại Biên Hòa và là mộttrong số ít ỏi biệt thự cổ kiểu Pháp còn tồn tại tại Đồng Nai (bên cạnh biệt thự cổSuối Tre) với kết cấu nhà còn khá tốt.
Từ cơ sở pháp lý, giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn phân tích nêu trên, quan điểm Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh cần thiết có giải pháp để giữ lại công trình biệt thự cổ Võ Hà Thanh và để bảo tôn, tôn tạo và phát huy giá trì biệt thự cổ thì cần thiết nghiên cứu theo hướng nhà nước sở hữu và quản lý.
Sở Xây dựng trước mắt nghiên cứu đưa ra sơ bộ 04 phương án:
Phương án 1- Di dời biệt thự cổ
Tuy nhiên, phần đất sau biệt thự cổ chỉ còn chiều sâu khoảng 06m, nếu thực hiện phương án này phải thực hiện bồi thường, giải tỏa thêm diện tích đất của hộ dân phía sau (dự kiến phát sinh thêm khoảng 300 m2 diện tích đất cần thu hồi thêm) chưa kể pháp lý để thực hiện giải tỏa hộ dân này còn cần phải đối chiếu quy hoạch và phải xác định dự án đầu tư để thực hiện thu hồi đất.
Thời gian sẽ kéo dài cho việc điều chỉnh quy hoạch, công tác thu hồi thêm đất của dân, việc di dời biệt thự cổ và cũng ảnh hưởng đến thời gian thi công tuyến đường ven sông bị ảnh hưởng kéo dài do thi công sau khi biệt thự cổ được di dời.
Hình 2: Phương án di dời biệt thự cổ
Phương án 2 - Nắn tuyến đường ven sông
Phạm vi đường ven sông xâm lấn vô biệt thự cổ là 12,7m, phạm vi từ kè sông đến vỉa hè tuyến đường là 14,7m bố trí cây xanh và 01 lối đường đi bộ rộng 2m. Chiều dài đoạn chưa thi công là 650m.
Như vậy phạm vi còn lại tính từ mép kè đến mép hiên biệt thự cổ vẫn có đủ khoảng cách để nắn lại hướng tuyến tránh được biệt thự cổ, nguyên tắc vẫn giữ nguyên lòng đường rộng 24m trên toàn tuyến. Với 650m chiều dài đủ đảm bảo nắn tuyến cong mềm, tránh được ngôi nhà, không cua gắt, không thắt cổ chai.
Giảm vỉa hè 2 bên từ 05m xuống còn 04m (4m-24m-4m), khi đó mép lộ giới đường ven sông sẽ sát tuyến đường đi bộ dọc sông, và 2m phát sinh dư ra sẽ là khoảng lùi giữa hiên biệt thự cổ và lộ giới đường ven sông.
Phạm vi chiều dài nắn tuyến khoảng 200m và phạm vi diện tích đất dôi dư do nắn dịch tuyến đường ra phía ngoài bờ sông sẽ tổ chức làm đất công viên, bãi xe (đây là phần đất đã thu hồi, bồi thường).
Phương án này không cần thu hồi thêm đất, chỉ cần điều chỉnh phương án thiết kế tuyến đường, lập và trình duyệt hồ sơ thiết kế nên phương án này xử lý nhanh nhất trong 04 phương án.
Hình 3: Phương án nắn tuyến đường ven sông
Phương án 3 - Tạo vòng xuyến quảng trường bao quanh biệt thự cổ
Cũng dựa trên cơ sở phương án 2 nêu trên, quy hoạch tổ chức lại cảnh quan tôn tạo biệt thự cổ thành Quảng trường gốm sứ.
Tuyến đường ven sông đoạn qua khu vực này sẽ hướng thành 02 nhánh tạo thành 01 khuôn viên trung tâm làm Bảo tàng gốm sứ, 01 nhánh dịch ra phía bờ sông (trên cơ sở phương án 2), 01 nhánh bọc về phía phải ngôi biệt thự cổ, sau đó 02 nhánh nhập lại tiếp tục vào vị trí tuyến đường ven sông theo thiết kế đã được duyệt.
Lộ giới của 02 nhánh đoạn này xác định khoảng 17m cho mỗi nhánh (5m vỉa hè và 12m lòng đường cho 03 làn xe), chiều dài đoạn rẽ 02 nhánh khoảng 220m.
Phương án này vẫn còn 16m ven kè sông để tổ chức công viên cây xanh bổ trợ cho khu quảng trường.
Phát sinh thêm khoảng 3000 m2 diện tích đất cần thu hồi thêm.
Phương án này cần điều chỉnh phương án thiết kế tuyến đường, lập và trình duyệt hồ sơ điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, phát sinh thủ tục thu hồi đất nên thời gian kéo dài hơn phương án 1 và 2.
Hình 4: Phương án tạo nút giao vòng xuyến quảng trường bao quanh Biệt thự cổ
Phương án 4 - Giao thông khác cote kết hợp đảo hoa viên bao quanh biệt thự cổ.
Đoạn đường ven sông sẽ thiết kế khác cote với chiều dài khoảng > 600-700m, bề rộng cầu 24m (bằng chiều rộng lòng đường đoạn cùng cote), chiều cao thông thủy khoảng 11-12 m (chiều cao biệt thự khoảng 11m). Phía bờ sông vẫn đảm bảo bố trí công viên và bố trí 02 đường dẫn rộng 7m tiếp cận đảo hoa viên.
Tại vị trí cote 0.00 tổ chức đảo hoa viên bố trí không gian xung quanh biệt thự cổ hình thành bảo tàng gốm sứ.
Phát sinh thêm diện tích đất cần thu hồi 8000 m2.
Chi phí phát sinh tăng thêm khoảng 200 tỷ đồng phần cầu vượt và các công trình hạ tầng kỹ thuật (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng bổ sung khi phải thu hồi thêm đất làm đường song hành);
Phương án này cần điều chỉnh phương án thiết kế tuyến đường, lập và trình duyệt hồ sơ điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh quy hoạch, phát sinh thủ tục thu hồi đất nên thời gian kéo dài ít nhất 1,5 năm.