Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Hoàn chỉnh trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030.



Nước là nguồn tài nguyên quan trọng. Đồng Nai xác định bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu để giữ nguồn nước cho tương lai.

Bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh nguồn nước bền vững; là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thường xuyên, đòi hỏi phải tập trung các nguồn lực đầu tư cùng với sự quyết tâm cao của các cấp, các ngành trong tỉnh. Bảo vệ môi trường nước mặt phải được giải quyết tổng thể, thống nhất trên toàn tỉnh cùng với việc gìn giữ chất lượng nước, trữ lượng nước và bảo vệ môi trường nước an toàn, đảm bảo chỉ tiêu cung cấp nước thô để sản xuất nước sinh hoạt, hướng đến mục tiêu ở đâu có dân cư, ở đó có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Việc bảo vệ, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; xử lý, khắc phục từng bước các lưu vực bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước là hết sức cần thiết, kết hợp nghiên cứu nạo vét, mở rộng, tăng khả năng lưu trữ nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt.

Picture1_600_20092023161236.jpg

Nguồn cung cấp nước sạch được lấy từ nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh chủ yếu được khai thác từ hệ thống sông Đồng Nai, các công trình hồ chứa nước thủy lợi và các đập thủy lợi. Theo dự án nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác, phục vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai kết quả cho thấy: Trữ lượng nguồn nước mặt khoảng 26 tỷ m3; hiện trạng khai thác khoảng 12.556.000m3/ngày. Tuy nhiên, nguồn nước mặt được phân bổ không đồng đều trên địa bàn tỉnh.

Nguồn thứ nhất từ sông Đồng Nai: đây là nguồn cung cấp chính yếu cho các đô thị lớn và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nguồn thứ hai từ các công trình hồ chứa nước thủy lợi và một số đập: chủ yếu đang được Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Đồng Nai quản lý và cung cấp nước thô cho các đơn vị cấp nước, gồm hệ thống các hồ, đập như: hồ Gia Ui, hồ Núi Le, hồ Cầu Mới, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây, đập Suối Cả, đập Long An và đập Phước Thái. Trong đó, hồ Gia Ui và hồ Núi Le đang được Công ty Cổ phần Cấp nước Xuân Lộc xử lý và cung cấp nước sạch cho thị trấn Gia Ray, các khu dân cư tập trung trên địa bàn huyện Xuân Lộc và khu công nghiệp Xuân Lộc; hồ Cầu Mới, đập Suối Cả, đập Long An và đập Phước Thái được Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Đồng Nai khai thác, cung cấp nước thô cho các đơn vị cấp nước xử lý và cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất ở một số khu vực huyện Cẩm Mỹ, Long Thành và Nhơn Trạch.

Nguồn thứ ba từ hồ Trị An: đang được Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Tân khai thác phục vụ cấp nước 5 xã vùng Kiệm Tân, khu đô thị Dầu Giây, huyện Thống Nhất và vùng lân cận (Long Khánh, Định Quán, Cẩm Mỹ).

Picture2.jpg

Theo Quyết định số 4525/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 thì trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh đầu tư xây dựng 10 hồ chứa nước thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, có nhiệm vụ kết hợp cấp nước sinh hoạt với dung tích khoảng 46 triệu m3, tưới cho khoảng 4.380 ha cây trồng và cấp nước sinh hoạt khoảng 66.900 m3/ngày.

Với phương án đầu tư 10 hồ chứa với tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 3.061 tỷ đồng (Xây dựng mới: khoảng 2.737 tỷ đồng; Cải tạo, sửa chữa: khoảng 324 tỷ đồng); Sử dụng nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa.

Về hiện trạng nguồn nước tại các địa phương:

Hiện nay, các huyện, thành phố như Định Quán, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch có nguồn nước mặt sông Đồng Nai, các huyện có nhiều hồ chứa thủy lợi nên việc khai thác, xử lý và sử dụng nước mặt có nhiều thuận lợi. Đối với các địa phương không có hồ chứa thủy lợi, vào mùa khô gặp nhiều khó khăn cho việc cấp nước sạch cho nhân dân và tưới tiêu cho nông nghiệp, trong khi đối với các hồ chứa vừa thực hiện chức năng tưới tiêu, vừa thực hiện chức năng cấp nước sinh hoạt thì việc lựa chọn chức năng tưới tiêu sẽ phải ưu tiên hơn do mục tiêu chính của hồ chứa thủy lợi là phục vụ tưới tiêu.

Về cấp nước sạch cho nhân dân: tình hình cung cấp nước sạch ổn định hiện được các đơn vị cấp nước tập trung và đáp ứng được cho các đô thị, khu dân cư tập trung và các khu chức năng do lợi nhuận và giá trị thu hồi vốn tại các khu vực này tương đối cao nên được các đơn vị cấp nước quan tâm đầu tư và mở rộng mạng lưới cấp nước. Tuy nhiên tại các khu vực không thuận lợi khai thác nguồn nước mặt thì các đơn vị cấp nước phải khai thác, xử lý nước dưới đất để cung cấp nước sạch cho khu vực; Tại các vùng dân cư nhỏ lẻ, chưa được các đơn vị cấp nước quan tâm đầu tư mạng lưới cấp nước đến từng tuyến đường, hẻm dân cư do giá trị thu hồi vốn thấp (chi phí đầu tư cao nhưng nhu cầu sử dụng thấp), hiện tại các vùng này thường được đầu tư theo chương trình xây dựng nông thôn mới, có sự đóng góp của người dân, danh nghiệp cùng vốn nguồn vốn nhà nước, tuy nhiên, các đơn vị cấp nước sạch cũng chưa chú trọng đầu tư hoặc đầu tư rải rác, thiếu đồng bộ; Đa phần khu dân cư nông thôn, các khu vực vùng sâu, vùng xa, các khu chăn nuôi tập trung, các vùng làm nông nghiệp đang sử dụng nước dưới đất bằng cách tự khoan, đào giếng và sử dụng trực tiếp không qua xử lý do việc đấu nối sử dụng nước sạch từ nguồn nước mặt tốn nhiều chi phí, dẫn đến không hiệu quả kinh tế. Mặt khác, tại các vùng dân cư nông thôn, các hộ dân đã có thói quen sử dụng nước mưa, nước dưới đất nên tại một số nơi đã được cung cấp nước sạch nhưng lại không được người dân đấu nối sử dụng, thậm chí có đấu nối nước sạch từ nguồn nước mặt nhưng vẫn không sử dụng hoặc sử dụng rất ít vì sợ tốn chi phí dẫn đến các công trình cấp nước sạch được đầu tư nhưng hoạt động lại không hiệu quả, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và vận hành công trình xử lý nước sạch (do không đủ kinh phí hoạt động).

Về tính đảm bảo an toàn và ổn định cấp nước sạch: Qua công tác kiểm tra, cấp phép khai thác sử dụng nước mặt và nước dưới đất tại các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh cho thấy đa số các đơn vị cấp nước mặt khi lựa chọn nguồn nước cấp được lấy từ nguồn nước mặt chưa chủ động có nguồn nước thay thế khi nguồn nước mặt đang khai thác có sự cố. Ngoài ra, tại công trình hệ thống xử lý nước sạch của các đơn vị cấp nước chưa có đủ bể chứa nước thô và chưa có bể chứa nước sạch sau xử lý dự phòng trong trường hợp nguồn nước mặt có vấn đề để đảm bảo tính liên tục trong cấp nước.


Picture3_600_20092023161249.jpg

Đồng Nai: Quản lý hiệu quả các hồ chứa nước

Theo dự báo phương án quy hoạch tỉnh Đồng Nai, tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030 lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1.242 triệu m3(trong đó trong đó trồng trọt chiếm khoảng 88,4%, chăn nuôi khoảng 11,6%); tổng nhu cầu sử dụng  nước  sinh  hoạt  khu  vực  nông  thôn khoảng 490.000 m3/ngày (khoảng 180 triệu m3); tổng nhu cầu sử dụng  nước  sinh  hoạt  khu  vực  đô thị khoảng …..

Với mục tiêu: Bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh; Chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước; ứng phó hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thiệt hại từ các thảm họa, thiên tai liên quan đến nước; Bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; Nâng cao sức khoẻ và chất lượng sống cho người dân nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh; Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước để phát triển bền vững, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Đảm bảo nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt đạt Quy chuẩn quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt và các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan.

Hiện Sở Xây dựng đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Kế hoạch Bảo vệ và mở rộng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, dự kiến trình UBND tỉnh trong tháng 9/2023.


 


Bùi Ánh Bắc

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​