Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Nông thôn trong quá trình đô thị hóa

Nghị quyết số 19-NQ/TW đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030: “Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá" là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện “Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân".

Vinh An p3-27-5-2024.jpg

Tính đến cuối năm 2023, Quy hoạch chung của 102/104 xã trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt (đạt tỷ lệ 98,08%) trên cơ sở đồng nhất các quy hoạch trên địa bàn xã đã từng bước nâng cao chất lượng quy hoạch tại địa phương làm cơ sở quản lý công tác đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch chung các xã được duyệt, các xã đang triển khai xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch chung xã được duyệt; Đến cuối năm 2023, kết quả thực hiện xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương đã đạt kết quả rất khả quan, cụ thể như sau:

- Tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, từng ngày đang được nâng chất về chất lượng;

- Về xã nông thôn mới nâng cao, đến nay có thêm 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, lũy kế toàn tỉnh có 104/120 (86,66%) xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;

- Về xã nông thôn mới kiểu mẫu, có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 27/120 (22,5%) xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu;

- Khu dân cư kiểu mẫu đến nay, toàn tỉnh có 34 khu dân cư kiểu mẫu.

- Huyện Xuân Lộc đang trình hồ sơ công nhận huyện Nông thôn mới nâng cao; Bên cạnh đó, các huyện Định Quán, Thống Nhất cũng đang xây dựng kế hoạch trình công nhận huyện Nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Vinh An p2-27-5-2024.jpg

Với tỉnh có tốc độ Đô thị hoá cao như tỉnh Đồng Nai, việc lập Quy hoạch xây dựng nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa là định hướng xuyên suốt trong xây dựng và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025, đến năm 2030 theo mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vai trò của không gian nông thôn đối với đô thị là rõ ràng và không thể phủ nhận. Nông thôn không chỉ là nguồn cung cấp quỹ đất phát triển, lương thực, thực phẩm mà còn là nguồn cung cấp nhân lực, chia sẻ không gian cảnh quan, sinh thái, văn hóa, cân bằng lại các tác động tiêu cực cũng như hạn chế của quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị.

Đô thị hóa không theo quy hoạch sẽ phá vỡ cảnh quan nông thôn, do đó quy hoạch xây dựng nông thôn cần tính toán với định hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa. Quy hoạch xây dựng nông thôn không chỉ là nhằm định hướng phát triển khu vực nông thôn mà còn là tiền đề cho quá trình phát triển đô thị sau này;

Một số xã nông thôn có định hướng phát triển đô thị như: Phú Lâm (huyện Tân Phú), Phú Túc, La Ngà (huyện Định Quán),… hoặc các xã có vị trí giáp ranh các đô thị lớn như: Xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu); Xã Hố Nai 3, xã Bình Minh, xã Bắc Sơn, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom); Xã An Phước (huyện Long Thành)…  là các xã có vị trí giáp đô thị, được thừa hưởng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật kế cận nên việc xây dựng Nông thôn mới được chú trọng hơn; Do đó, việc phát triển đô thị đã được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch chung xây dựng cho các xã này. Tuy nhiên, việc xây dựng Nông thôn mới cho các xã như vậy cũng cần tập trung nguồn lực hơn, do yêu cầu về việc xây dựng phát triển đô thị cũng như đầu tư các công trình tại khu vực trên cũng nhiều hơn và có kế hoạch cụ thể; Do đó, cần xem xét đến các yêu cầu mới đặt ra, cụ thể:

- Dự báo trước những vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa có tác động đến khu vực nông thôn để có biện pháp thích ứng và khai thác các cơ hội phát triển mới.

- Xây dựng lộ trình, giai đoạn thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn phù hợp với định hướng đô thị hóa (hoặc có Chương trình phát triển đô thị cụ thể cho khu vực) nhằm tiết kiệm thời gian, nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng.

- Khai thác các lợi thế của khu vực đô thị, khu vực ven đô để hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn xung quanh như: Thúc đẩy quá trình đô thị hóa, chuyển đổi nông thôn – đô thị một cách bền vững. Hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển nông thôn để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức phân phối sản phẩm, xây dựng thương hiệu,…

- Tăng cường kết nối đô thị - nông thôn:

+ Kết nối về hạ tầng và dịch vụ công cộng.

+ Kết nối không gian cảnh quan, sinh thái, văn hóa.

+ Kết nối kinh tế: hợp tác, chia sẻ đất đai, tài nguyên, vốn, lao động, việc làm, phân phối sản phẩm.

+ Kết nối khoa học công nghệ: Chuyển giao kỹ thuật, KHCN, nghiên cứu, đào tạo,…

(Các kết nối này phải được cụ thể hóa thông qua các giải pháp quy hoạch không gian, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội).

- Quản lý Quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan nông thôn.

- Lập Quy chế Quản lý kiến trúc cảnh quan điểm dân cư nông thôn.


Tác giả: Vĩnh An

Các tin khác

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

Chịu trách nhiệm chính: Ông HỒ VĂN HÀ - ​Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 38, Đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.846283 - Fax: 02513.847795. Email: sxd@dongnai.gov.vn
Bản quyền thuộc về Sở Xây Dựng tỉnh Đồng Nai
® Ghi rõ nguồn "Sở Xây Dựng Đồng Nai" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​